Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ, sách giáo khoa sinh học lớp 6. Nội dung bài Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6.

Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6
Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6

Lý thuyết

1. Các loại rễ

Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
Hình 9.1. A. Rễ cọc B. Rễ chùm

– Có 2 loại rễ chính: rễ chùm và rễ cọc.

+ Rễ cọc có rễ cái to và khỏe. Đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.

+ Rễ chùm gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.

Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
Hình 9.2. Ảnh chụp một số cây có rễ cọc và một số cây có rễ chùm

1) Cây su hào 2) Cây tỏi tây 3) Cây bưởi 4) Cây cải 5) Cây lúa 6) Cây hồng xiêm 7) Cây cỏ mần trầu

+ Cây có rễ cọc: su hào, bưởi, cải, hồng xiêm

+ Cây có rễ chùm: tỏi tây, lúa, cỏ mần trầu

– Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

+ Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con.

+ Rễ chùm gồm những rễ con mọc từ gốc thân.

2. Các miền của rễ

Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
Hình 9.3. Các miền của rễ
Các miền của rễ Chức năng chính của từng miền
Miền trưởng thành có các mạch dẫn Dẫn truyền
Miền hút (có các lông hút) Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ Che chở cho đầu rễ

3. Sơ đồ tư duy

Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

Trước khi đi vào phần Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6 chúng ta cùng trả lời các câu hỏi thảo luận giữa bài (Phần quan sát, thảo luận) sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 29 sgk Sinh học 6

∇ Quan sát và ghi lại thông tin về những loại rễ khác nhau.

Hãy đặt các cây lại cùng với nhau trong từng nhóm học sinh.

– Kiểm tra cẩn thận các rễ cây và phân loại chúng thành hai nhóm.

Viết những đặc điểm dùng để phân loại rễ cây làm hai nhóm.

– Đặt các cây lại cùng với nhau một lần nữa, quan sát rễ cây một cách cẩn thận và đối chiếu với H.9.1, xếp loại rễ cây vào một trong hai nhóm A hoặc B.

– Lấy một cây ở nhóm A, một cây ở nhóm B. Quan sát, nhận xét, rút ra đặc điểm của từng loại rễ.

Trả lời:

– Nhóm rễ cọc (A) và rễ chùm (B).

– Đặc điểm để phân loại 2 nhóm rễ:

+ Rễ cọc: có 1 rễ cái chính, lớn từ đó xuất phát ra các rễ con.

+ Rễ chùm: có các rễ con có kích thước như nhau mọc ra từ gốc thân.
∇ – Điền vào chỗ trống các câu sau bằng từ thích hợp chọn trong các từ: rễ cọc, rễ chùm.

– Có hai loại rễ chính: …………….. và ………………….

– …………………. có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.

– ………………… gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.

– Hãy quan sát H.9.2, ghi tên cây có rễ cọc, cây có rễ chùm:

+ Cây có rễ cọc:………………..

+ Cây có rễ chùm:…………………..

Trả lời:

– Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

– Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.

– Rễ chùm gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.

– Quan sát H.9.2:

+ Cây có rễ cọc: bưởi, cải, hồng xiêm.

+ Cây có rễ chùm: tỏi tây, mạ (lúa).


2. Trả lời câu hỏi trang 30 sgk Sinh học 6

∇ Xem H.9.3 và đối chiếu với bảng dưới đây. Ghi nhớ

Trả lời:

Các miền của rễ Chức năng chính của từng miền
Miền trưởng thành có các mạch dẫn Dẫn truyền
Miền hút có các lông hút Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ Che chở cho đầu rễ

Dưới đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi và bài tập có trong sgk sinh học lớp 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6

Hãy liệt kê 5 cây có loại rễ khác nhau mà em quan sát được vào bảng sau:

STT Tên cây Rễ cọc Rễ chùm
1
2

Trả lời:

STT Tên cây Rễ cọc Rễ chùm
1 Cà chua \(\checkmark\)
2 Hành \(\checkmark\)
3 Nhãn \(\checkmark\)
4 Ngô \(\checkmark\)
5 Chanh \(\checkmark\)

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6

Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?

Trả lời:

– Rễ gồm 4 miền.

– Các miền và chức năng:

+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền các chất.

+ Miền hút: có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng giúp rễ dài ra.

+ Miền chop rễ: có chức năng che chở, bảo vệ đầu rễ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 9 trang 31 sgk Sinh học 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 6 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com