Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 37. Máy biến thế, sách giáo khoa Vật lí 9. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 9, ôn thi vào lớp 10.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9

Lý thuyết

I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế

– Cấu tạo: Các bộ phận chính của một máy biến thế, gồm có:

+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau.

+ Một lõi sắt (hay thép) có pha Silic gồm nhiều lá mỏng ghép cách điện với nhau.

– Hoạt động: Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.

Bài 37: Máy biến thế

II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn.

Gọi N1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.

       N2 Là số vòng dây và hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.

k = \(U_1\over U_2\) = \(N_1 \over N_2\)

Ta có : \(N_1 \over N_2\) (gọi là hệ số máy biến thế).

Nếu k > 1 (tức U1>U2 hay N1>N2) là máy hạ thế.

Nếu k < 1 (tức U12 hay N12 ) là máy tăng thế.

III. Vai trò của máy biến thế trong truyền tải điện năng đi xa

– Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

– Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cần có hiệu điện thế rất lớn (hàng trăm ngàn vôn) ta dùng máy tăng thế. Đến nơi sử dụng điện lại chỉ cần hiệu đện thế thích hợp (220V) ta dùng máy hạ thế. Chính vì vậy máy biến thế có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa.

Lưu ý: Máy biến thế chỉ có thể hoạt động được với dòng điện xoay chiều và không hoạt động được với dòng điện một chiều.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 37 trang 100 sgk Vật lí 9

Nếu đặt vào hai đầu của một cuộn dây (gọi là cuộn sơ cấp) một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn dây kia (gọi là cuộn thứ cấp) có sáng lên không? Tại sao?

Trả lời:

Có. Dòng điện xoay chiều sẽ xuất hiện khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức từ của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ câp biến thiên, do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho đèn sáng.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 37 trang 100 sgk Vật lí 9

Hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn dây thứ cấp cũng là hiệu điện thế xoay chiều. Tại sao?

Trả lời:

Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dòng điện xoay chiều chạy qua. Từ trường trong lõi sắt luân phiên tăng giảm. Kết quả là trong cuộn thứ cấp xuất hiện một dòng điện xoay chiều. Một dòng điện xoay chiều phải do một hiệu điện thế xoay chiều gây ra.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 37 trang 101 sgk Vật lí 9

Căn cứ vào số liệu trong bảng 1, hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu của các cuộn dây của máy biến thế và số vòng dây của các cuộn tương ứng.

Trả lời:

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của các cuộn dây tương ứng.

Hiệu điện thể ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:

\(\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{n_{1}}{n_{2}}\).


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 37 trang 102 sgk Vật lí 9

Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4 000 vòng. Tính số vòng của các cuộn tương ứng.

Trả lời:

Ta có:

\({{{U_1}} \over {{U_2}}} = {{{n_1}} \over {{n_2}}} \Rightarrow {n_2} = {{{U_2}} \over {{U_1}}}.{n_1} = {6 \over {220}}.4000 = 109\) (vòng).

\({{{U_1}} \over {{U_3}}} = {{{n_1}} \over {{n_3}}} \Rightarrow {n_3} = {{{U_3}} \over {{U_1}}}.{n_1} = {3 \over {220}}.4000 \approx 55\) (vòng).


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 37 trang 100 101 102 sgk Vật lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com