Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 2. Vận tốc, sách giáo khoa Vật lí 8. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 8.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8

Lý thuyết

I. Vận tốc là gì?

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Lưu ý: Khi cùng chuyển động trên một quãng đường như nhau, chuyển động nào càng mất ít thời gian hơn thì chuyển động đó càng nhanh. Hoặc khi cùng chuyển động trong một khoảng thời gian, chuyển động nào đi được quãng đường lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

II. Công thức tính vận tốc

\(v=\dfrac{s}{t}\)

Trong đó:

+ s là độ dài quãng đường đi được.

+ t là khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

Lưu ý: Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

III. Đơn vị vận tốc

Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.

Lưu ý: Muốn so sánh chuyển động nào nhanh hơn hay chậm hơn thì ta cần so sánh số đo vận tốc của chúng trong cùng một đơn vị vận tốc.

Ví dụ:

\(1 km/h =\) \(\dfrac{1000m}{3600s}\) ≈ 0,28m/s;

\(1m/phút =\) \(\dfrac{1m}{60s}\) ≈ 0,17m/s.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 2 trang 8 sgk Vật lí 8

Bảng dưới đây ghi kết quả lần chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):

Bảng 2.1

Cột 1 2 3 4 5
STT Họ và tên học sinh Quãng đường chạy s(m) Thời gian chạy t(s) Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 giây
1 Nguyễn An 60 10
2 Trần Bình 60 9,5
3 Lê Văn Cao 60 11
4 Đào Việt Hùng 60 9
5 Phạm Việt 60 10,5

Làm thế nào dể biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghì kết quả xếp hạng của từng học sinh vào cột thứ 4.

Trả lời:

Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm cần căn cứ vào thời gian mà họ chạy hết 60m đó. Người nào có thời gian ít hơn thì người đó chạy nhanh hơn.

Cột 1 2 3 4 5
STT Họ và tên học sinh Quãng đường chạy s(m) Thời gian chạy t(s) Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 giây
1 Nguyễn An 60 10 3
2 Trần Bình 60 9,5 2
3 Lê Văn Cao 60 11 5
4 Đào Việt Hùng 60 9 1
5 Phạm Việt 60 10,5 4

2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 2 trang 8 sgk Vật lí 8

Bảng dưới đây ghi kết quả lần chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):

Cột 1 2 3 4 5
STT Họ và tên học sinh Quãng đường chạy s(m) Thời gian chạy t(s) Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 giây
1 Nguyễn An 60 10
2 Trần Bình 60 9,5
3 Lê Văn Cao 60 11
4 Đào Việt Hùng 60 9
5 Phạm Việt 60 10,5

Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột thứ 5.

Trả lời:

Ta lấy quãng đường chạy s(m) chia cho thời gian chạy t(s) là được quãng đường chạy trong một giây.

Kết quả được ghi ở cột thứ 5 trong bảng dưới đây:

Cột 1 2 3 4 5
STT Họ và tên học sinh Quãng đường chạy s(m) Thời gian chạy t(s) Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 giây
1 Nguyễn An 60 10 6,000 m
2 Trần Bình 60 9,5 6,316 m
3 Lê Văn Cao 60 11 5,454 m
4 Đào Việt Hùng 60 9 6,667 m
5 Phạm Việt 60 10,5 5,714 m

3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 2 trang 9 sgk Vật lí 8

Dựa vào bảng kết quả xếp hạng (câu C2), hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau đây.

Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1) ……, (2) …… của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng (3) …… trong một (4) …… thời gian.

Trả lời:

Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 2 trang 9 sgk Vật lí 8

Tìm đơn vị vận tốc thích hợp để điền vào chỗ trống ở bảng 2.2:

Bảng 2.2

Đơn vị chiều dài m m km km cm
Đơn vị thời gian s phút h s s
Đơn vị vận tốc m/s

Trả lời:

Ta có vận tốc được xác định bởi biểu thức \(v=\dfrac{s}{t}\)

Suy ra: \(\text {Đơn vị vận tốc }=\dfrac{\text {đơn vị độ dài}}{\text{đơn vị thời gian}}\)

Dựa vào đó, ta suy ra bảng sau:

Đơn vị chiều dài m m km km cm
Đơn vị thời gian s phút h s s
Đơn vị vận tốc m/s m/ph km/h km/s cm/s

5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 2 trang 9 sgk Vật lí 8

a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì?

b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?

Trả lời:

a) Vận tốc của một ôtô là 36km/h ; của một người đi xe đạp là 10,8km/h ; của một tàu hỏa là 10m/s.

Điều đó cho biết:

+ Mỗi giờ ô tô đi được \(36km\).

+ Mỗi giờ xe đạp đi được \(10,8km\).

+ Mỗi giây tàu hoả đi được \(10m\).

b) Muốn biết chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh số đo vận tốc của 3 chuyển động trong cùng một đơn vị đo vận tốc:

– Ô tô có : \(v = 36km/h = \displaystyle{{36000m} \over {3600s}} = 10m/s.\)

– Người đi xe đạp có : \(v = 10,8km/h = \displaystyle{{10800m} \over {3600s}} = 3m/s.\)

– Tàu hỏa có : \(v = 10 m/s.\)

⇒ Ô tô, tàu hoả chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 2 trang 10 sgk Vật lí 8

Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s.

Trả lời:

Ta có: \(s = 81km; \;t = 1,5h\)

Vận tốc của tàu tính theo \(km/h\) là: \(v = \displaystyle{{81} \over {1,5}} = 54\,km/h \)

Chuyển \(km/h \to m/s\)

– Cách 1:

Đổi \(81km = 81000m\); \(1,5h = 1,5.3600\;s=5400s\)

Vận tốc của tàu tính theo m/s là: \(\displaystyle{{81000} \over {5400}} = 15\,m/s\)

– Cách 2:

Ta có: \(1km/h=\dfrac{1}{3,6}m/s\)

Suy ra: \(54km/h=\dfrac{54}{3,6}m/s=15m/s\)

Nhận xét: Chỉ so sánh số đo vận tốc khi quy về cùng một đơn vị vận tốc, do đó \(54> 15\) không có nghĩa là vận tốc khác nhau.


7. Trả lời câu hỏi C7 Bài 2 trang 10 sgk Vật lí 8

Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?

Trả lời:

Ta có:

– Thời gian đạp xe của người đó: \(t = \text{40 phút} = \displaystyle{{40} \over {60}}\text{giờ} = {2 \over 3}\text{giờ}\)

– Vận tốc của người đó là: \(v = 12km/h\)

Lại có: \(v = \displaystyle{s \over t} \Rightarrow s = vt\)

⇒ Quãng đường đi được: \(s = vt = 12.\displaystyle{2 \over 3} = 8km.\)

Chú ý: Xét đơn vị của vận tốc để quy đổi đơn vị của quãng đường và thời gian tương ứng

+ Đơn vị của vận tốc \(km/h\) tương ứng với đơn vị quãng đường là \(km\) và đơn vị của thời gian là \(h\) (giờ)

+ Đơn vị của vận tốc \(m/s\) tương ứng với đơn vị quãng đường là \(m\) và đơn vị của thời gian là \(s\) (giây).


8. Trả lời câu hỏi C8 Bài 2 trang 10 sgk Vật lí 8

Một người đi bộ với vận tốc 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.

Trả lời:

Ta có:

+ Thời gian người đó đi từ nhà đến nơi làm việc: \(t = \text{30 phút} = \displaystyle{{30} \over {60}}\text{giờ} = \displaystyle{1 \over 2}\text{giờ}\)

+ Vận tốc của người đó: \(v = 4 km/h\) ;

Lại có: \(v = \displaystyle{s \over t} \Rightarrow s = vt\)

⇒ Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc: \(s = v.t = 4.\displaystyle{1 \over 2} = 2km\)

Chú ý: Xét đơn vị của vận tốc để quy đổi đơn vị của quãng đường và thời gian tương ứng

+ Đơn vị của vận tốc \(km/h\) tương ứng với đơn vị quãng đường là \(km\) và đơn vị của thời gian là \(h\) (giờ)

+ Đơn vị của vận tốc \(m/s\) tương ứng với đơn vị quãng đường là \(m\) và đơn vị của thời gian là \(s\) (giây)


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Bài 2 trang 8 9 10 sgk Vật lí 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com