Giải bài tập 1 2 3 bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) trang 156 sgk Lịch sử 11

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918), sách giáo khoa Lịch sử lớp 11. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 3 bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) trang 156 sgk Lịch sử 11 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 11.


Lý thuyết

1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của Thực Dân Pháp

a) Tình hình Việt Nam

Chính trị – xã hội

– Thế kỉ XIX – giữa thế kỉ XX, chế độ phong kiến của Việt Nam lỗi thời lạc hậu bước sang giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn  xã hội ngày càng gây gắt. ( ví dụ các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình: Kn Nông Văn Vân, Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi….)

– Kinh tế suy yếu, kém phát triển.

⇒ Tạo điều kiện cho Pháp xâm lược

b) Tình hình nước Pháp

– Kinh tế Phương Tây phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa cần nhiều nguồn tài nguyên, thị trường,….

– Tiến hành bám sâu, tìm hiểu bằng các âm mưu, thủ đoạn để dọn đường cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Giữa thế kỉ XIX, Pháp mới có điều kiện tập trung lực lượng, tổ chức cuộc tấn công đánh chiếm Việt Nam. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược.

Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước ngày 6-6-1884 (Hiệp ước Patơnốt) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nước ta trước thế xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song….đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm chúng mới hoàn thành công cuộc chiến tranh xâm lược và còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

Trong những năm cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục nổ ra. Tháng 7-1885, phong trào Cần Vương được phát động, kéo dài đến năm 1896 mới chấm dứt.

Cùng lúc phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, là biểu hiện cụ thể, sinh động tinh thần quật khởi, bất khuất của nhân dân ta.

Mặc dù thất bại, do những nguyên  nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo, phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đã đánh mốc son trong trang lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Giai đoạn Sự kiện chính Thái độ của triều đình    Thái độ của nhân dân
1858 – 1862 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì. Không kiên quyết.Bỏ lỡ cơ hội chống Pháp.
Kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862 ⇒ nhu nhược, ươn hèn vì quyền lợi của dân tộc.
Nhân dân 3 tỉnh Đông Nam Kì kiên quyết chống Pháp ngay khi chúng nổ súng.
1863 – 1867 Pháp chiếm Tây Nam kì Triều đình lúng túng và giao 3 tỉnh Tây Nam Kì cho Pháp. ⇒ Tạo cơ hội cho Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Tây Nam Kì còn lại. Nhân dân 6 tỉnh Nam kì kháng chiến mạnh mẽ phát triển khắp nơi.
1868 – 1874 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1. Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng. Kí hiệp ước Giáp Tuất 1874 Kiên quyết chống giặc.
1875 – 1884 Đánh chiếm Bắc kì lần 2. Triều đình kí hiệp ước Hac Mang và Pa ta nốt.⇒ Hoàn thành chiến tranh xâm lược Nhân dân Bắc Kì đứng lên chống Pháp.
1884 – đầu thế kỉ XX Đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân 1885-1888, Triều đình chỉ huy chống Pháp ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp.1888- cuối thế kỉ XIX, Triều đình không chỉ huy chống Pháp Phong trào yêu nước của nhân dân, văn thân, sĩ phu vẫn tiếp tục phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê.

3. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

4. Phong trào yêu nước và cách mạng

Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bé tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.

Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thế vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước  của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Những cố gắng đáng khâm phục của họ chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta.

Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân,..trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổ dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.

Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Bảng: Các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918)

Niên đại Sự kiện
1905 -1909 Phong trào Đông Du.
1907 Đông Kinh Nghĩa Thục.
1908 Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.
1916 Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.
1917 Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.
1911  Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) trang 156 sgk Lịch sử 11. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 11 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) trang 156 sgk Lịch sử 11 trong Phần ba. Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 trang 156 sgk Lịch sử 11

Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời:

Nội dung Giữa thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX
Hoàn cảnh – Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
– Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị.
– Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
– Nền kinh tế, xã hội có nhiều biến đổi.
Mục tiêu Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (phong trào Cần vương) hoặc để bảo vệ cuộc sống bình yên (khởi nghĩa Yên Thế). – Đấu tranh chống Pháp nhằm khôi phục độc lập, xây dựng nhà nước mới (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…)
– Đấu tranh đòi quyền lợi vể kinh tế (tư sản, công nhân,…)
Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần Vương hoặc những nông dân yêu nước. Văn thân, sĩ phu, binh lính, đồng bào dân tộc thiểu số,…
Lực lượng Đông đảo: sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,… nhất là nông dân. Đông đảo: sĩ phu, trí thức tiến bộ, binh lính, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân,… nhất là nông dân.
Hình thức Khởi nghĩa vũ trang. Khởi nghĩa vũ trang, bạo động, cải cách, đình công,…
Quy mô Rộng khắp, chủ yếu là Bắc và Trung Kì. Rộng khắp, bao gồm cả Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì.
Khuynh hướng Phong kiến. Nhiều khuynh hướng: dân chủ tư sản, đấu tranh tự phát,…
Kết quả Thất bại. Thất bại.

2. Giải bài tập 2 trang 156 sgk Lịch sử 11

Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu của phong trào Cần Vương?

Trả lời:

Thời gian Sự kiện
5/7/1885 Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.
13/7/1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua ra chiếu Cần Vương
1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy
1884-1913 Khởi nghĩa Yên Thế
1885-1886 Khởi nghĩa Hương Khê
1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình

3. Giải bài tập 3 trang 156 sgk Lịch sử 11

Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh?

Trả lời:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù ,xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.

– Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù.

– Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh.

– Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định.

– Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương.

– Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.


Bài trước:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 11 với trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 3 bài Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) trang 156 sgk Lịch sử 11!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com