Giải bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 20 – Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.


Lý thuyết

I. Tình hình thế giới và trong nước

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 đã làm cho mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc. Giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước mưu tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít – một chế độ độc tài tàn bạo nhất của tư bản tài chính.

Chúng ra sức xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân trong nước và ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh mới để chia lại thị trường và các vùng thuộc địa trên thế giới. Chúng cùng mưu đồ tấn công Liên Xô – thành trì của cách mạng thế giới, hi vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển trong nước và trên toàn thế giới. Chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật cùng bè lũ tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha…) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

Đứng trước nguy cơ đó, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mát-xcơ-va (7-1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Đại hội đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước, nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra.

Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại.

Lúc đó, ở Việt Nam, hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động mà cả đến những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ

Căn cứ vào tình hình trên và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định rằng kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp tại các thuộc địa. Từ đó, quyết định tạm thời hoãn các khẩu hiệu “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” và nêu những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là : “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.

Để thực hiện các nhiệm vụ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương vào mùa hè năm 1936 (đến tháng 3 – 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới. Về hình thức và phương pháp đấu tranh, những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp,công khai và nửa công khai được triệt để lợi dụng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng.
Từ giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp áp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng ; mở đầu là cuộc vận động lập ủy ban trù bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.

Hưởng ứng chủ trương trên, các “ủy ban hành động” nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước. Quần chúng khắp nơi sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải trả tự do cho tù chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ và đảm bảo số ngày nghỉ có lương trong năm cho công nhân, cải thiện đời sống của nhân dân.

Đến đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” đã diễn ra, trong đó công nhân và nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất.

Ngoài các yêu sách chung, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp còn đưa ra các yêu sách riêng của mình. Công nhân đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, bớt giờ làm, thi hành luật lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội, chống đuổi thợ, chống đánh đập, cúp phạt… Nông dân đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao, thuế nặng, đòi giám tô, giảm tức… Công chức, học sinh, tiểu thương, tiểu chủ đòi đảm bảo quyền lợi lao động, ban bố các quyền tự do dân chủ, miễn giảm các thứ thuế…

Một phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu tình đã nổ ra mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền cao su trong Nam, ngoài Bắc.

Đặc biệt là phong trào công nhân với cuộc tổng bãi công của công nhân Công ti than Hòn Gai (11 – 1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh, thang 7 – 1937). Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1938, tại Khu Đấu Xảo(Hà Nội), đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do, lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình và chống nạn sinh hoạt đắt đỏ.

Nhiều tờ báo công khai của Đảng, của Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các đoàn thể quần chúng đã ra đời (Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Bạn dân, Tin tức, Nhành lúa, v.v…). Một số sách chính trị phổ thông giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi, trong đó có cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình .

Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng Xã hội Pháp đứng đầu ngày càng thiên về hữu. Theo đà, bọn thực dân phản động Pháp ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cấm những hoạt động cách mạng và khủng bố những chiến sĩ tham gia phong trào. Phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và đến tháng 9 – 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt.

III. Ý nghĩa của phong trào

Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn. Trong khi lãnh đạo phong trào quần chúng, trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên đã được nâng cao một bước rõ rệt. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và thấm sâu trong nhân dân, chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như đường lối chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền và giáo dục sâu rộng. Các sách báo của Đảng và của Mặt trận Dân chủ đã có tác dụng lớn trong việc động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và những hành động phá hoại của bè lũ phản động, làm cho chúng càng bị cô lập. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức của Đảng đã được củng cố và phát triển. Đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ờ thành thị và nông thôn được Đang tập hợp, xây dựng, giáo dục, đồng thời cũng bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo, dày dạn trong đấu tranh, có nhiều kinh nghiệm.

Trước khi đi vào Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi bài 20 trang 77 sgk Lịch sử 9

Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 – 1939?

Trả lời:

♦ Tình hình thế giới:

– Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây hậu quả nặng nề với các nước tư bản chủ nghĩa.

– Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước : Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

– Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.

♦ Tình hình trong nước:

– Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt ⇒ yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.

– Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

⇒ Tình hình thế giới và trong nước đò hỏi nhiệm vụ trước mắt của các mạng Việt Nam là: “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”


2. Trả lời câu hỏi bài 20 trang 79 sgk Lịch sử 9

Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 – 1939?

Trả lời:

– Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936), thu thập dân nguyện gửi lên phái đoàn Pháp.

– Năm 1937, Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương.

– Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11-1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7-1937).

– Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo – Hà Nội.

– Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tuyên truyền chính sách của Đảng.


3. Trả lời câu hỏi bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9

Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?

Trả lời:

– Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng viên.

– Qua cao trào quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh.

– Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.

– Các tổ chức Đảng được củng cố và phát triển, đội quân chính trị quần chúng được xây dựng,giáo dục.

– Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9 của Bài 20 – Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 của Chương II. Châu Việt Nam trong những năm 1930 – 1939 trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Giải bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9
Giải bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9

1. Giải bài tập 1 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9

Cao trào dân chủ 1936 -1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Trả lời:

– Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng viên.

– Qua cao trào quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh.

– Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.

– Đội quân chính trị hùng hậu được tập hơp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

– Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.


2. Giải bài tập 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9

Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930 – 1931?

Trả lời:

Tiêu chí Giai đoạn 1930 – 1931 Giai đoạn 1936 – 1939
Kẻ thù Đế quốc Pháp, phong kiến CN phát xít, phản động Pháp cùng bè lũ tay sai
Nhiệm vụ Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Hình thức Bí mật, bất hợp pháp Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai
Phương thức đấu tranh Bạo động, vũ trang Tập hợp quần chúng đấu tranh trong mặt trận dân chủ Đông Dương

Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 9 với trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 20 trang 80 sgk Lịch sử 9!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com