Giải bài tập 1 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, sách giáo khoa Lịch sử lớp 11. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 11.


Lý thuyết

1. Những chuyển biến về kinh tế

1897 Toàn quyền P. Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

a) Mục đích

– Vơ vét sức người, sức của phục vụ cho chính quốc.

– Biến Việt Nam thành thị trường thuộc địa làm giàu cho chính quốc.

b) Chuyển biến về kinh tế

– Nông nghiêp:

+ Pháp tăng cường chiếm đoạt ruộng đất.

+ Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1802 cả nước là 10.9 ha đến 1910 riêng ở Nam kì Pháp chiếm 1.528.000 ha.

– Công nghiệp:

+ Pháp tập trung vào ngành công nghiệp khai thác như k sản, than,… 1903 có 285.9 tấn đến 1913 có khoảng 500 tấn than đá bị Pháp khai thác ở Việt Nam.

+ Công nghiệp phục vụ đời sống cũng được quan tâm như điện, nước, bưu điện, dệt may, xi măng, gạch, ngói,… lần lượt ra đời.

– Thương nghiệpĐộc chiếm thị trường nguyên liệu và thu thuế nặng muối, rượu, thuốc phiện.

– Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.

+ Cầu Tràng Tiền được xây dựng năm 1897.

+ Cầu Long Biên dài 1800 mét.

+ Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đầu tiên được xây dựng.

c) Tác động

– Tích cực:

+ Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa manh nha xâm nhập vào Việt Nam.

+ So với nền kinh tế phong kiến lạc hậu thì nay kinh tế có nhiều tiến bộ, hàng hóa sản xuất nhiều hơn, giao thông vận tải phát triển. Xuất hiện các ngành công nghiệp mới.

+ Nền kinh tế phong kiến chuyển sang nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa.

– Tiêu cực:

+ Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

+ Tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của bị khai thác cạn kiệt. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, nông nghiệp khó khăn.

+ Việt Nam trở thành thị trường thuộc địa của Pháp.

2. Những chuyển biến về xã hội

Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho xã hội phân hóa sâu sắc:

– Giai cấp cũ: Địa chủ phong kiến:

+ Đại địa chủ: cấu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

+ Trung tiểu địa chủ: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.

+ Nông dân: Bị bần cùng hóa do nạn cướp ruộng đất, lao dịch, thuế khóa, phải đến các công trường làm thuê.

– Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp mới:

+ Công nhân: Xuất thân từ nông dân làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo; Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, “tự phát”.

+ Tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

+ Tiểu Tư sản: xuất hiện ở thành thị gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

⇒ Việt Nam từ nước phong kiến trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

– Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn ngày càng gây gắt.

+ Mâu thuẫn dân tộc: dân tộc Việt Nam và Thực dân Pháp.

+ Mâu thuẫn giai cấp: công nhân với tư sản. Nông dân với địa chủ.

– Sự phân hóa xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác của Pháp được thể hiện trong Bảng sau:

Phân hóa xã hội Thái độ chính trị
Giai cấp cũ Nông dân Yêu nước, có tinh thần chống Pháp
Địa chủ Đại địa chủ theo PhápTiểu trung địa chủ bị chèn ép nên có tinh thần chống Pháp
Giai cấp mới Công nhân Yêu nước nên có tinh thần chống Pháp
Tư sản Tư sản dân tộc chống Pháp
Tư sản mại bản theo Pháp
Tiểu Tư sản Có tinh thần chống Pháp

Trước khi đi vào Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11 chúng ta hãy trả lời câu hỏi thảo luận giữa bài trên lớp sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi thảo luận bài 22 trang 138 sgk Lịch sử 11

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

Trả lời:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn, cụ thể:

– Tích cực:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

+ So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.

+ Bộ mặt Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng như: các tuyến đường sắt, cảng biển được xây dựng.

– Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.

+ Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.

+ Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

⟹ Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.


2. Trả lời câu hỏi thảo luận bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11

Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu tế kỉ XX?

Trả lời:

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Bên cạnh việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội còn xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới.

– Địa chủ phong kiến: bị phân hóa.

+ Một bộ phận nhỏ trở nên rất giàu có, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

– Nông dân:

+ Chiếm đa số trong xã hội, bị chèn ép, áp bức nặng nề.

+ Một số nông dân bị mất đất, phải ra các thành phố, các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.

– Công nhân:

+ Xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,…

+ Lực lượng công nhân thời kì này còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,…)

– Tầng lớp tư sản: xuất thân từ những sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản.

– Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 11 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11 của Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trong Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) của Phần ba. Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

– Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.

– Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

– Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.

– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

Những chuyển biến xã hội:

– Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

– Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

– Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.


2. Giải bài tập 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11

Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

– Giữa kinh tế và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau: thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu xã hội.

– Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời làm cho kinh tế Việt Nam có sự thay đổi: kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập bên cạnh nền kinh tế phong kiến.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 11 với trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 22 trang 140 sgk Lịch sử 11!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com