Giải bài tập 1 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1986), sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 12.


Lý thuyết

I – Đất nước bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1986)

1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

– Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

– Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đảm bảo cho nền độc lập và thống nhất đất nước thêm bền vững.

– Độc lập và thống nhất đất nước không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976) đã tổng kết 21 năm (1954 – 1975):

– Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mĩ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

– Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980).

– Nhiệm vụ: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

– Mục tiêu:

+ Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công – nông nghiệp

+ Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động.

♦ Thực hiện kế hoạch 5 năm, nhân dân ta đạt được những thành tựu quan trọng:

Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phục và bước đầu phát triển.

– Trong nông nghiệp, diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta, được trang bị thêm 18.000 máy kéo các loại.

– Trong công nghiệp, có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng…

– Giao thông vận tải:

+ Được khôi phục và xây dựng mới 1.700km đường sắt, 3.800km đường bộ, 30.000m cầu, 4.000m bến cảng.

+ Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.

– Cải tạo xã hội chủ nghĩa:

+ Giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ, quốc hữu hóa các xí nghiệp, thành lập xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh.

+ Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.

– Xoá bỏ những biểu hiện văn hoá phản động của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới cách mạng.

– Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học đều phát triển.

♦ Hạn chế:

– Kinh tế mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân  và năng xuất thấp, đời sống nhân dân khó khăn.

– Xã hội nãy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

– Trong xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực.

3. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981 – 1985

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982) khẳng định:

– Nhiệm vụ:

+ Tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

+ Xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp theo.

+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981 – 1985.

– Mục tiêu:

+ Sắp xếp lại cơ cấu, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm ổn định tình hình kinh tế – xã hội.

+ Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ mất cân đối của nền kinh tế.

– Thành tựu:

+ Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút và có bước phát triển:

+ Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9% so với 1,9% của những năm 1976 – 1980.

+ Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6% trong những năm 1976 – 1980.

+ Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước.

+ Về xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật:

• Hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ được hoàn thành.

• Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.

• Các hoạt động khoa học – kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

– Khó khăn:

+ Những khó khăn cũ chưa khắc phục, có mặt còn trầm trọng hơn, tình hình kinh tế – xã hội chưa ổn định.

+ Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý, chậm khắc phục.

II – Đấu tranh bảo vệ tổ quốc 1975 – 1979

♦ Bảo vệ biên giới Tây Nam:

– Tập đoàn “Khơme đỏ” do Pôn Pốt cầm đầu xâm phạm lãnh thổ nước ta.

– Tháng 5/1975 chiếm Phú Quốc và đảo Thổ Chu.

– 22/12/1978,  chúng huy động 19 sư đoàn bộ bình, pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh.

– Quân ta phản công, tiêu diệt và quét sách quân xâm lược ra khỏi nước ta.

– 7/1/1979,  quân đội Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn pốt, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh.

♦ Bảo vệ biên giới phía Bắc:

– Hành động của Trung Quốc: ủng hộ Pôn Pốt chống Việt Nam, khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

– 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn tấn công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

– Nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh phía Bắc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, 18/3/1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta.

Trước khi đi vào Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12 chúng ta hãy trả lời câu hỏi  in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi bài 25 trang 206 sgk Lịch sử 12

Trong việc thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980 và 1981 – 1985), nước ta đã đạt được những thành tựu và ưu điểm, đồng thời có những khó khăn và yếu kém gì?

Trả lời:

♦ Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980:

Thành tựu:

– Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phục và bước đầu phát triển.

+ Nông nghiệp: Năng suất không ngừng tăng, được trang bị nhiều máy kéo các loại.

+ Công nghiệp: Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp.

+ Giao thông vận tải: khôi phục và xây mới nhiều tuyến đường.

– Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.

– Xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động của thực dân, xây dựng nền văn hóa cách mạng.

Hạn chế:

– Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối. Kinh tế quốc doanh và tập thể còn thua lỗ, không phát huy được tác dụng.

– Kinh tế tư nhân và các nhân bị ngăn cấm.

– Sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động thấp.

– Thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Xã hội này sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

♦ Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981 – 1985:

Thành tựu:

– Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút của 5 năm trước (1976 – 1980) và có bước phát triển.

– Về xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật: hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ được hoàn thành. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác. Công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.

– Các hoạt động khoa học – kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hạn chế:

– Những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn.

– Mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế – xã hội vẫn chưa thực hiện được..

– Sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lí, chậm được khắc phục.


2. Trả lời câu hỏi bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12

Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Tổ Quốc của nhân dân ta đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

♦ Bảo vệ biên giới Tây Nam:

– Tháng 5 – 1975 Khơme đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu.

– Ngày 22 – 12 – 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta.

– Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta.

– Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.

– Ngày 7 – 1 – 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.

♦ Bảo vệ biên giới phía Bắc:

– Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

– Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu, đến ngày 18 – 3 – 1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 12 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12 của Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1986) trong Chương V. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 của Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12

Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Việt Nam bước vào giai đoạn thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền.

– Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

– Tiến lên Chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho độc lập và thống nhất của đất nước thêm bền vững.

– Độc lập và thống nhất đất nước không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật phát triển hợp với quy luật của cách mạng nước ta.


2. Giải bài tập 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12

Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 với những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

♦ Thuận lợi:

– Chiến tranh kết thúc, đất nước được hưởng hòa bình, thống nhất là điều kiện căn bản để kiến thiết, phát triển đất nước.

– Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

– Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

♦ Khó khăn:

– Chiên tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả rất nặng nề, làm chậm lại quá trình phát triển đất nước.

– Ở miền Nam, di hại xã hội vẫn còn tồn tại, kinh tế mang tính chất nhỏ, phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.

⇒ Vượt qua những khó khăn, phát huy những thuận lợi, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thống nhất toàn diện đất nước và từng bước phục hồi, xây dựng lại đất nước ngày càng phát triển hơn.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 12 với trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 bài 25 trang 207 sgk Lịch sử 12!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com