Giải bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 7 – Các nước Mĩ La-tinh, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.


Lý thuyết

I. Những nét chung

Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mi La-tinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la… từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa… Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Trong thời kì này, nổi bật lên là những sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 – 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 – 1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ. Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mĩ La-tinh từ năm 1991 đến năm 2000 chỉ khoảng 3% ; gần đây, từ năm 1998 đến năm 2002 giảm xuống 1,5%, thu nhập theo đầu người trong 5 năm qua hầu như không tăng. Nợ nước ngoài từ 410,1 tỉ USD (năm 1985) tăng lên 607.2 tỉ USD (năm 1995) đang đè nặng lên các nước Mĩ La-tinh. Đầu tư của nước ngoài giảm sút. Hoặc gần đây, tình hình chính trị một số nước không ổn định, các phe phái tranh giành nhau quyền lực, Chính phủ của các nước tình hình trong nước…

II. Cu-ba – hòn đảo anh hùng

Đất nước Cu-ba có hình dạng giống như một con cá sấu vươn dài trên vùng biển Ca-ri-bê, rộng 111 000 \(km^2\) với dân số 11,3 triệu người (2002).

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ tháng 3 – 1952 Tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chê độ độc tài quản sự ở Cu-ba. Chính quyền Ba-ti-xta đã xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.

Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân Cu-ba đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền. Mở đầu cho một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (thuộc tỉnh Xan-chi-a-gô ở cực Tây đất nước) vào ngày 26-1 – 1953 của 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Cát-xtơ-rô. Cuộc tấn công không giành được thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.

Sau gần hai năm bị giam cầm, năm 1955 Phi-đen Cát-xtơ-rô đã sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu tranh. Tại đây, Phi-đen đã thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26 – 7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Cuối tháng 11 -1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về nước trên con tàu “Gran-ma”. Cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê bị chặn đánh dữ dội, phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh, chỉ còn lại 12 người. Nhưng Phi-đen và các đồng chí của mình đã kiên cường tiếp tục cuộc chiến đấu ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.

Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng trong cả nước. Từ cuối năm 19558, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công. Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đã giành được thắng lợi.

Sau ngày cách mạng tháng lợi, Chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để : cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục…

Tháng 4 – 1961, quân và dân Cu-ba đã tiêu diệt gọn đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ chỉ trong 72 giờ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong những giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi-đen Cát-xtơ-rô đã tuyên bố với toàn thế giới : Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Cu-ba đã giành được nhiều thành tựu to lớn : xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lí ; một nền nông nghiệp đa dạng ; giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới.

Sau khi Liên Xô tan rã, Cu-ba đã phải trải qua một thời kì đặc biệt khó khăn về kinh tế (do mất đi một thị trường truyền thống và nguồn viện trợ to lớn…). Nhưng với ý chí của toàn dân cùng với những cải cách và sự điều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế Cu-ba đã có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng : năm 1994 là 0,4%. năm 1995 là 2,5% và năm 1996 là 7,8%.

Trước khi đi vào Hướng dẫn Giải bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi bài 7 trang 31 sgk Lịch sử 9

Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này.

Trả lời:

– Ở Cuba: năm 1959, cách mạng bùng nổ và thắng lợi, lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. Chính phủ cách mạng lâm thời tiến hành cải cách dân chủ.

– Ở Chi-lê: Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 – 1973.

– Ở Ni-ca-ra-goa, Mặt trận Xan-đi-nô lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.


2. Trả lời câu hỏi bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9

Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26 – 7 – 1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

Trả lời:

– Cuộc tấn công pháo đài Môn-đa-ca (26-7-1953) do Luật sư trẻ Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy là một cuộc đấu tranh vũ trang.

– Tuy thất bại nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang ở Cuba với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.

Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

Trả lời:

Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:

– Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

– Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

– Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam nhiều lần viếng thăm lẫn nhau, khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9 của Bài 7 – Các nước Mĩ-Latinh của Chương II. Các nước Á, Phi, Mĩ – Latinh từ năm 1945 đến nay trong Phần một. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Giải bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9
Giải bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9

Giải bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9

Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945.

Trả lời:

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm mọi cách để biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ.

– Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh chống các chế độ độc tài bùng nổ ở Mĩ La-Tinh.

– Chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập.

– Các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

– Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 9 với trả lời câu hỏi và bài tập bài 7 trang 32 sgk Lịch sử 9!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com