Giải bài 26 27 28 29 30 trang 22 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn giải Bài 4. Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế sgk Toán 7 tập 1 bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Nội dung bài Giải bài 26 27 28 29 30 trang 22 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 7.


BÀI 4. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH. QUY TẮC CHUYỂN VẾ

Bài toán mở đầu trang 20 Toán 7 tập 1 KNTT

Biết cân ở trạng thái cân bằng (H.1.13), hỏi quả bưởi nặng bao nhiêu kilogam?

Trả lời:

Cân nặng của quả bưởi là:

$7- 5,1 = 1,9 (kg)$


1. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

Hoạt động trang 20 Toán 7 tập 1 KNTT

Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính đối với số tự nhiên rồi tính:

a) $10 + 36:2.3$;

b) $[5 + 2.(9 – {2^3})]:7$.

Trả lời:

♦ Thứ tự thực hiện các phép tính:

– Với các biểu thức không chứa dấu ngoặc:

+ Nếu biểu thức chỉ chứa phép cộng, phép trừ hoặc chỉ chứa phép nhân, phép chia ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.

+ Nếu biểu thức có cả nâng lên lũy thừa, nhân, chia và cộng, trừ thì ta thực hiện: nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân, chia, cuối cùng đến cộng, trừ.

– Với các biểu thức chứa dấu ngoặc:

+ Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ Nếu có các dấu ngoặc tròn (), dấu ngoặc [], dấu ngoặc {} thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi đến các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

♦ Áp dụng:

a) Ta có:

$10 + 36:2.3\\ = 10 + 18.3\\ = 10 + 54\\ = 64$

b) Ta có:

$[5 + 2.(9 – {2^3})]:7\\ = [5 + 2.(9 – 8)]:7\\ = (5 + 2.1):7\\ = 7:7\\ = 1$.


Luyện tập 1 trang 21 Toán 7 tập 1 KNTT

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{6}} \right):\frac{5}{4} + \left( {\frac{1}{4} + \frac{3}{8}} \right):\frac{5}{2}$;

b) $\frac{5}{9}:\left( {\frac{1}{{11}} – \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} – \frac{2}{7}} \right)$.

Trả lời:

a) Ta có:

$\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{6}} \right):\frac{5}{4} + \left( {\frac{1}{4} + \frac{3}{8}} \right):\frac{5}{2}\\ = \left( {\frac{4}{6} + \frac{1}{6}} \right).\frac{4}{5} + \left( {\frac{2}{8} + \frac{3}{8}} \right).\frac{2}{5}\\ = \frac{5}{6}.\frac{4}{5} + \frac{5}{8}.\frac{2}{5}\\ = \frac{2}{3} + \frac{1}{4}\\ = \frac{8}{{12}} + \frac{3}{{12}}\\ = \frac{{11}}{{12}}$

b) Ta có:

$\frac{5}{9}:\left( {\frac{1}{{11}} – \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} – \frac{2}{7}} \right)\\ = \frac{5}{9}:\left( {\frac{2}{{22}} – \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} – \frac{4}{{14}}} \right)\\ = \frac{5}{9}:\frac{{ – 3}}{{22}} + \frac{7}{4}.\frac{{ – 3}}{{14}}\\ = \frac{5}{9}.\frac{{ – 22}}{3} + \frac{{ – 3}}{8}\\ = \frac{{ – 110}}{{27}} + \frac{{ – 3}}{8}\\ = \frac{{ – 880}}{{216}} + \frac{{ – 81}}{{216}}\\ = \frac{{ – 961}}{{216}}$


2. QUY TẮC CHUYỂN VẾ

Câu hỏi trang 21 Toán 7 tập 1 KNTT

Chỉ ra vế trái, vế phải của đẳng thức $2.(b+1) = 2b+2$.

Trả lời:

Vế trái của đẳng thức là: $2.(b+1)$

Vế phải của đẳng thức là: $2b+2$


Luyện tập 2 trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Tìm x, biết:

a) $x + 7,25 = 15,75$;

b) $\left( { – \frac{1}{3}} \right) – x = \frac{{17}}{6}$.

Trả lời:

a) Ta có:

$x + 7,25 = 15,75\\⇔ x = 15,75 – 7,25\\⇔ x = 8,5$

Vậy $x = 8,5$

b) Ta có:

$4\left( { – \frac{1}{3}} \right) – x = \frac{{17}}{6}\\⇔ \left( { – \frac{1}{3}} \right) – \frac{{17}}{6} = x\\⇔ \frac{{ – 2}}{6} – \frac{{17}}{6} = x\\⇔ \frac{{ – 19}}{6} = x\\⇔ x = \frac{{ – 19}}{6}$

Vậy \(x = \frac{{ – 19}}{6}\)


Vận dụng trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Vào dịp tết Nguyên đán, bà của An gói bánh chưng cho gia đình. Nguyên liệu để làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Mỗi cái bánh chưng sau khi gói nặng khoảng 0,8 kg gồm 0,5 kg gạo; 0,125 kg đậu xanh; 0,04 kg lá dong; còn lại là thịt. Hỏi khối lượng thịt trong mỗi cái bánh là khoảng bao nhiêu?

Trả lời:

Khối lượng thịt trong mỗi cái bánh là khoảng:

$0,8 – (0,5 + 0,125 + 0,04) = 0,135$ (kg).


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 26 27 28 29 30 trang 22 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1.26 trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Tìm x, biết:

a) $x + 0,25 = \frac{1}{2}$;

b) $x – \left( { – \frac{5}{7}} \right) = \frac{9}{{14}}$

Bài giải:

a) Ta có:

$x + 0,25 = \frac{1}{2}\\⇔ x = \frac{1}{2} – 0,25\\⇔ x = \frac{1}{2} – \frac{1}{4}\\⇔ x = \frac{2}{4} – \frac{1}{4}\\⇔ x = \frac{1}{4}$

Vậy \(x = \frac{1}{4}\)

b) Ta có:

$x – \left( { – \frac{5}{7}} \right) = \frac{9}{{14}}\\⇔ x = \frac{9}{{14}} + \left( { – \frac{5}{7}} \right)\\⇔ x = \frac{9}{{14}} + \left( { – \frac{{10}}{{14}}} \right)\\⇔ x = \frac{{ – 1}}{{14}}$

Vậy \(x = \frac{{ – 1}}{{14}}\)


Giải bài 1.27 trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Tìm x, biết:

a) $x – \left( {\frac{5}{4} – \frac{7}{5}} \right) = \frac{9}{{20}}$;

b) $9 – x = \frac{8}{7} – \left( { – \frac{7}{8}} \right)$.

Bài giải:

a) Ta có:

$x – \left( {\dfrac{5}{4} – \dfrac{7}{5}} \right) = \dfrac{9}{{20}}\\⇔ x = \dfrac{9}{{20}} + \left( {\dfrac{5}{4} – \dfrac{7}{5}} \right)\\⇔ x = \dfrac{9}{{20}} + \dfrac{{25}}{{20}} – \dfrac{{28}}{{20}}\\⇔ x = \dfrac{{6}}{{20}}\\⇒ x = \dfrac{{ 3}}{{10}}$

Vậy \(x = \dfrac{{ 3}}{{10}}\)

b) Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{9 – x = \dfrac{8}{7} – \left( { – \dfrac{7}{8}} \right)}\\\begin{array}{l}⇔ 9 – x = \dfrac{8}{7} + \dfrac{7}{8}\\⇔ 9 – x = \dfrac{{64}}{{56}} + \dfrac{{49}}{{56}}\\⇔ 9 – x = \dfrac{{113}}{{56}}\end{array}\\{⇔ x = 9 – \dfrac{{113}}{{56}}}\\{⇔ x = \dfrac{{504}}{{56}} – \dfrac{{113}}{{56}}}\\{⇔ x = \dfrac{{391}}{{56}}}\end{array}\)

Vậy \(x = \dfrac{{391}}{{56}}\)


Giải bài 1.28 trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Tính một cách hợp lí.

a) $- 1,2 + ( – 0,8) + 0,25 + 5,75 – 2021$;

b) $- 0,1 + \frac{{16}}{9} + 11,1 + \frac{{ – 20}}{9}$.

Bài giải:

Ta có thể tính như sau:

a) Ta có:

$- 1,2 + ( – 0,8) + 0,25 + 5,75 – 2021\\ = [ – 1,2 + ( – 0,8)] + (0,25 + 5,75) – 2021\\ = ( – 2) + 6 – 2021\\ = 4 – 2021\\ = – 2017$

b) Ta có:

$- 0,1 + \frac{{16}}{9} + 11,1 + \frac{{ – 20}}{9}\\ = [( – 0,1) + 11,1] + \left( {\frac{{16}}{9} + \frac{{ – 20}}{9}} \right)\\ = 11 + \frac{{ – 4}}{9}\\ = \frac{{99}}{9} + \frac{{ – 4}}{9}\\ = \frac{{95}}{9}$.


Giải bài 1.29 trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:

a) $\frac{{17}}{{11}} – \left( {\frac{6}{5} – \frac{{16}}{{11}}} \right) + \frac{{26}}{5}$;

b) $\frac{{39}}{5} + \left( {\frac{9}{4} – \frac{9}{5}} \right) – \left( {\frac{5}{4} + \frac{6}{7}} \right)$

Bài giải:

a) Ta có:

$\frac{{17}}{{11}} – \left( {\frac{6}{5} – \frac{{16}}{{11}}} \right) + \frac{{26}}{5}\\ = \frac{{17}}{{11}} – \frac{6}{5} + \frac{{16}}{{11}} + \frac{{26}}{5}\\ = (\frac{{17}}{{11}} + \frac{{16}}{{11}}) + (\frac{{26}}{5} – \frac{6}{5})\\ = \frac{{33}}{{11}} + \frac{{20}}{5}\\ = 3 + 4\\ = 7$

b) Ta có:

$\frac{{39}}{5} + \left( {\frac{9}{4} – \frac{9}{5}} \right) – \left( {\frac{5}{4} + \frac{6}{7}} \right)\\ = \frac{{39}}{5} + \frac{9}{4} – \frac{9}{5} – \frac{5}{4} – \frac{6}{7}\\ = (\frac{{39}}{5} – \frac{9}{5}) + (\frac{9}{4} – \frac{5}{4}) – \frac{6}{7}\\ = \frac{{30}}{5} + \frac{4}{4} – \frac{6}{7}\\ = 6 + 1 – \frac{6}{7}\\ = 7 – \frac{6}{7}\\ = \frac{{49}}{7} – \frac{6}{7}\\ = \frac{{43}}{7}$


Giải bài 1.30 trang 22 Toán 7 tập 1 KNTT

Để làm một cái bánh, cần \(2\frac{3}{4}\) cốc bột. Lan đã có \(1\frac{1}{2}\) cốc bột. Hỏi Lan cần thêm bao nhiêu cốc bột nữa?

Bài giải:

Lan cần thêm số cốc bột nữa là:

\(2\frac{3}{4} – 1\frac{1}{2} = \frac{{11}}{4} – \frac{3}{2} = \frac{5}{4} = 1\frac{1}{4}\) (cốc bột)


Bài trước:

👉 Giải bài 18 19 20 21 22 23 24 25 trang 18 19 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 31 32 33 34 trang 24 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 26 27 28 29 30 trang 22 sgk Toán 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com