Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 18. Prôtêin, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Cấu trúc của prôtêin

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian (hình 18)Chính ờ dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng cùa nó.

Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xo đều đặn.

Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.

Cấu trúc bậc 4: cấu trúc của một số loại protein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.

II – Chức năng của prôtêin

Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.

1. Chức năng cấu trúc

Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái cùa các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng ngyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlasen và elastin là thành phần chủ yếu mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông).

2. Chức năng xúc tác các quá trinh trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất trong tê bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác các enzim. Bản chất cúa enzim là prôtêin. Hiện đà biết khoảng 3500 loại enzim mỗi loại tham gia một phản ứng nhất định.

Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân từ ARN có sự tham gia cùa enzim ARN còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì cỏ sự xúc tác của enzim ribônuclêaza.

3. Chức năng điếu hoà các quá trình trao đổi chất

Các hooc môn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hooc môn phần lớn là prôtêin. Một số hoocmôn ở động vật và ở người là các protein hoạt tính sinh học cao. Ví dụ : Insulin có vai trò điều hoà hàm lượng đường máu, tirôxin điều hoả sức lớn của cơ thể.

Ngoài những chức năng trên nhiều loại prôtêin còn có chức nãng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động cùa tế bào và cơ thể. Lúc cơ thê thiếu hụt gluxit với lipit, tế báo có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 54 sgk Sinh học 9

∇ Vì sao prôtein có tính đa dạng và đặc thù?

Trả lời:

Prôtein có tính đặc thù là do mỗi loại prôtêin khác nhau thì thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin có đặc trưng riêng

Prôtêin có tính đa dạng là do phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin. Số lượng và thành phần và trình tự sắp xếp của hai mươi loại axit amin đã tạo ra tính đa dạng của prôtêin.


2. Trả lời câu hỏi trang 55 sgk Sinh học 9

∇ Tính đặc trưng của prôtêin được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?

Trả lời:

Tính đặc trưng của prôtêin được thể hiện ở cấu trúc bậc 3 (cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin), bậc 4 (số lượng và số loại chuỗi axit amin).
∇ – Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt?

– Nêu vai trò của một số enzim đối với sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày?

– Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?

Trả lời:

– Protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt vì các vòng xoắn dạng sợi được bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.

– Amilaza trong nước bọt ở khoang miệng biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo.

– Do sự rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tụy ( sự thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin) dẫn tới tình trạng bệnh tiểu đường. Insulin có vai trò chuyển hóa đường glucozo thành glucogen để dự trữ ở gan cho cơ thể sử dụng khi thiếu hụt. Khi việc sản xuất insulin bị giảm làm cho hàm lượng glucozo trong máu tăng lên, lượng này sẽ bị lọc và thải ra ngoài tại thận nên lượng đường trong nước tiểu tăng (chứng tiểu đường). Trong khi đó lượng đường dự trữ thì hạn chế nên cơ thể dễ dàng bị thiếu hụt đường nếu không kịp bổ sung.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?

Trả lời:

Tính đa dạng: prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau, do cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin này đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin

Tính đặc thù: của prôtêin được quy định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin. Ngoài ra tính đặc thù của prôtêin còn được thể hiện qua cấu trúc không gian của nó (cấu trúc không gian bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4)

⇒ Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của 20 loại axit amin và do các cấu trúc không gian của prôtêin, số chuỗi prôtêin quyết định.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9

Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

Trả lời:

Nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì prôtêin có nhiều chức năng quan trọng như:

+ Thành phần cấu trúc của tế bào.

+ Xúc tác.

+ Điều hòa các quá trình trao đổi chất (hoocmôn).

+ Bảo vệ cơ thể (kháng thể).

+ Vận chuyển.

+ Cung cấp nâng lượng.

Prôtêin có liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9

Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

a) Cấu trúc bậc 1.

b) Cấu trúc bậc 2.

c) Cấu trúc bậc 3.

d) Cấu trúc bậc 4.

Trả lời:

Cấu trúc bậc 1 của protêin có vai trò chủ yếu trong việc xác định tính đặc thù của prôtêin.

⇒ Đáp án: a).


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9

Prôtêin thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

a) Cấu trúc bậc 1.

b) Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.

c) Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.

d) Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

Trả lời:

Prôtêin thực hiện được chức năng chủ yếu ở cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4.

⇒ Đáp án: d).


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 18 trang 56 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com