Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 22. Vệ sinh hô hấp, sách giáo khoa sinh học lớp 8. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 8.


Lý thuyết

I – Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở những mức độ khác nhau (bảng 22).

Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp

II – Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

Nếu được luyện tập thể dục thể thao đúng cách (tập vận động cơ, xương, đồng thời với tập thở thường xuyên đều đặn từ bé, hay được tập luyện trong độ tuổi cơ, xương còn phát triển (< 25 tuổi ở nam, < 20 tuổi ở nữ), bạn sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khi cần là tối thiếu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lí tưởng.

Luyện tập để thở bình thường mỗi nhịp sâu hơn (lượng khi lưu thông lớn hơn) và giảm số nhịp thở trong mỗi phút cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả hô hấp, do tỉ lệ khi hữu ích (có trao đổi khi) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.

Hiệu quả trao đổi khi còn phụ thuộc hệ tuần hoàn. Nếu như dung tích sống lớn, sự thông khí ở phổi tốt mà tim không có khả năng bơm đủ số máu cần thiết tới phổi hay máu không đủ số hồng cầu để tiếp nhận ôxi… thì cơ thể vẫn ở trong tình trạng thiếu O2 và ứ đọng CO2.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 72 sgk Sinh học 8

∇ – Không khí có thế bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?

– Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.

Trả lời:

– Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin, …

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

– Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

Biện pháp Tác dụng
– Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở. – Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.
– Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại
– Không hút thuốc lá.
– Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin,…)
– Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
– Thường xuyên dọn vệ sinh.
– Không khạc nhổ bừa bãi.
– Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh.
– Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh. – Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi.

2. Trả lời câu hỏi trang 73 sgk Sinh học 8

∇ – Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

– Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

– Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh.

Trả lời:

– Dung tích sống:

+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thế hít vào và thở ra.

+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cận. Dung tích phối phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong đó tuổi phát triển, sau đó độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khá nâng co tối đa của các cư thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

+ Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều dặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

– Giải thích qua ví dụ sau: Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí:

+ Khí lưu thông/phút: 400ml x 18 = 7200ml.

+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml

+ Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml – 2700ml = 4500ml – Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mồi nhịp hít vào 600ml

+ Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml + Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml

+ Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml – 1800ml = 5400ml Kết luận: Khi thở sâu và giám nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.

– Biện pháp tập luyện: Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8

Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?

Trả lời:

Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2 và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí…


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8

Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

Trả lời:

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :

– CO: Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.

– NO2: Gây viêm, sung lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.

– Nicôtin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.


3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8

Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Trả lời:

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.


4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8

Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Trả lời:

– Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

– Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

– Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 22 trang 73 sgk Sinh học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com