Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Hiện tượng thoái hóa

1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn

Hiện tượng thoái hoá biểu hiện như sau : các cá thể cùa các thế hệ kê tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần. nhiều cây bị chết. Ờ nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như : bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít (hình 34.1)

2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gấn ở động vật

a) Giao phối gần

Giao phối gần (giao phổi cận huyết) là sự giao phôi giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái bị thoái hoá do giao phối gần.

b) Thoái hóa do giao phối gần

Giao phôi gần thường gây ra hiện tượng thoái hoá ở các thế hệ sau như sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh chết non (hình 34.2).

II – Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa

Tự thụ phấn bắt buộc ờ cây giao phấn và giao phối gán ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các cập gen lặn đồng hợp gây hại.

Hình 34.3 minh hoạ sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp qua các thế hệ trong tự thụ phấn.

Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cậu huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần.

Tự thụ phấn bắt buộc ờ cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan. cà chua…), động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy…) không bị thoái hoá khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.

III – Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

Trong chọn giống, người ta dùng các phương pháp này để củng cổ và duy tri một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống nhằm:

+ Củng cố và duy trì tính trạng mong muốn.

+ Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp).

+ Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng.

+ Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 99 sgk Sinh học 9

∇ Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần ở các dấu hiệu biểu hiện như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết,… bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít,…


2. Trả lời câu hỏi trang 100 sgk Sinh học 9

∇ Hãy trả lời câu hỏi sau:

Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Trả lời:

Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
∇ Hãy trả lời câu hỏi sau:

– Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

– Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Trả lời:

– Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ đồng hợp tử sẽ tăng lên trong khi tỉ lệ dị hợp tử lại giảm xuống.

– Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài.


3. Trả lời câu hỏi trang 101 sgk Sinh học 9

∇ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Trả lời:

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng hoặc phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.

Trả lời:

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài → gây thoái hóa giống

Ví dụ: Ở gà thả nuôi trong vườn của hộ gia đình ở thôn quê do giao phối gần nên chỉ sau 1 → 2 năm thì chúng bị sinh trưởng và phát triển kém và dễ bị toi.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần có tác dụng củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 34 trang 101 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com