Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), sách giáo khoa Lịch sử lớp 8. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 8.


Lý thuyết

I. Những sự kiện lịch sử chính

Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại:

Thời gian Sự kiện Kết quả
8-1566 Cách mạng Hà Lan. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha.
1640-1688 Cách mạng tư sản ANH. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
1760-1840 Cách mạng công nghiệp mở đầu ở Anh. Anh là công xưởng của thế giới.
1775-1783 Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ. 13 thuộc địa Anh giành độc lập, Mỹ là 1 Liên bang.
1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng hòa.
1840-1842 Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược – Chiến tranh thuốc phiện. Trung Quốc trở thành nứa thuộc địa và thuộc địa.
28-9-1864 Quốc Tế thứ Nhất thành lập tại Luân Đôn. Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân.
1848-1849 Cách mạng tư sản ở Châu Âu. Củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý, Áo – Hung.
1868 Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng. Kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược.
14-7-1889 Quốc tế thứ Hai thành lập ở Pa-ri. Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân.
1911 Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ, cách mạng tháng Mường Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa.

II. Những nội dung chủ yếu

1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB

– Nguyên nhân: Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới -TBCN; mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân ngày càng gay gắt ⇒ các cuộc cách mạng tư sản.

– Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển.

– Biểu hiện sự phát triển của CNTB: kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đưa tới sự hình thành các tổ chức độc quyền.

– Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:

+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.

+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.

+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.

+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.

2. Phong trào công nhân quốc tế

Nguyên nhân: Do chính sách bóc lột đàn áp của CNTB.

Cuối thể kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX: Phong trào mang tính tự phát chưa có tổ chức: đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công…vì mục tiêu kinh tế, cải thiện đời sống…

Giữa thể kỉ XIX – đầu thể kỉ XX: Phong trào phát triển lên một bước mới, đấu tranh mang tính chất quy mô, có sự đoàn kết, ý thức giác ngộ của công nhân trưởng thành, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà cồn vì mục tiêu chính trị, đòi thành lập các tổ chức công đoàn, chính đảng…

Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.

3. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa (châu Á)

Nguyên nhân:

– Sự phát triển của của CNTB ⇒ nhu cầu về thị trường thuộc địa.

– Sự thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân ⇒ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.

Một số phong trào nổi bật: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á.

4. Những thành tựu khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX

Văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).

5. Chiến tranh thế giới thứ nhất

– Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Duyên cớ trực tiếp: thái tử Áo – Hung bị quân khủng bố xéc-bi ám sát.

– Diễn biến chiến sự: gồm hai giai đoạn

+ 1914 -1916: phe Liên minh chiếm ưu thế.

+ 1917 -1918: phe Hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại và đầu hàng.

– Kết cục: gây nhiều tai họa cho nhân loại về người và của.

– Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

III. Câu hỏi thực hành

1. Vì sao gọi CM Hà Lan, Anh, Pháp, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản?

Trả lời:

Do giai cấp tư sản lãnh đạo lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chính quyền của Giai cấp tư sản

2. Theo em, trong số những cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, cuộc cách mạng nào có thể được xem là triệt để nhất ? Vì sao ?

Trả lời:

CMTS Pháp triệt để nhất, lật đổ phong kiến, lập nền cộng hòa, lập chuyên chính dân chủ cách mạnh và giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là ruộng đất

3. Hãy nêu 3 nội dung chủ yếu nhất trong lịch sử thế giới cận đại?

Trả lời:

– Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản qua các cuộc cách mạng công nghiệp.

– Sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế.

– Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

4. Chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất trong lịch sử thế giới cận đại?

Trả lời:

– Các cuộc cách mạng tư sản.

– Các nước đế quốc.

– Phong trào công nhân.

– Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

– Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Dưới đây là trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập thực hành

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8 của Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) của Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) trong Phần một. Lịch sử thế giới – Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8

Em hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận hiện đại và giải thích vì sao?

Trả lời:

– Sự kiện thứ nhất: Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà.

– Sự kiện thứ hai: Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu.

– Sự kiện thứ ba: Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai.

– Sự kiện thứ tư: Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ờ châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, son” nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau.

– Sự kiện thứ năm: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa. chia lại thị trường thế giới… Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8

Hãy nêu nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.

Trả lời:

– Sự bùng nổ và thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.

– Sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông diễn ra mạnh mẽ làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

– Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

– Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời.

– Các cuộc cách mạng công nghiệp đóng góp nhiều thành tựu cho nhân loại.

– Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8

Vẽ bản đồ, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về một số sự kiện đã học trong bài.

Trả lời:

Các em tự làm, sưu tầm.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 8 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 14 trang 74 sgk Lịch sử 8!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com