Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu, sách giáo khoa Vật lí 9. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 9, ôn thi vào lớp 10.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9

Lý thuyết

I. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau?

– Ta có thể trộn hai hay chiều chùm sáng màu với nhau nếu chùm chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau.

– Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn.

II. Trộn hai ánh sáng màu với nhau

– Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng màu khác hẳn.

– Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng

– Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.

– Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.

– Tuy nhiên, các ánh sáng trắng nói trên có khác chút ít và khác với ánh sáng trắng của ngọn đèn hoặc mặt trời phát ra.

– Ba màu đỏ, lục, lam được gọi là ba màu cơ bản. Đó là vì nếu trộn ba chùm sáng nàu cơ bản với độ mạnh yếu thích hợp ta sẽ thu được đủ mọi màu trong tự nhiên.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9

Trong thí nghiệm 1, em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau? Kết quả em đã thu được ánh sáng màu nào?

Có khi nào em thu được “ánh sáng màu đen” sau khi trộn không?

Trả lời:

– Ta thu được ánh sáng màu vàng khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục.

– Ta thu đươc ánh sáng màu hồng nhạt khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam.

– Ta thu được ánh sáng màu nõn chuối trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam.

– Không có “ánh sáng màu đen”. Trộn hai ánh sáng khác màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9

Tại sao ba chùm sáng trong thí nghiệm 2 gặp nhau, em thu được ánh sáng màu gì?

Trả lời:

Trộn ba ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9

Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày.

Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là 1 thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được không?

Trả lời:

Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn.

Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màn lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng.

Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế thì các màu trên tấm bìa vẫn nằm riêng biệt.


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 Bài 54 trang 143 sgk Vật lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com