Giải bài tập 1 2 3 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945), sách giáo khoa Lịch sử lớp 11. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 3 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 11.


Lý thuyết

I – Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

Trong gần 30 năm (1917-1945), nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó, có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ra cùng nhau ôn tập các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng hệ thống kiến thức dưới đây:

1. Liên Xô (nước Nga)

Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
Tháng 2/1917 Cách mạng tháng Hai – Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.
– Khởi nghĩa vũ trang.
– Nga hoàng bị lật đổ.
– Lật đổ chế độ Nga hoàng.
– Hai chính quyền song song tồn tại.
– Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Tháng 11/1917 Cách mạng XHCN – 25/10/1917,chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
– Chính quyền Xô viết thành lập do Lê-nin đứng đầu.
– Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.
– Nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước và vận mệnh mình.
– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới theo đường lối cách mạng vô sản
1918 – 1920 Chống thù trong giặc ngoài – Quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.
– Thực hiện  chính sách “Cộng sản thời chiến”.
– Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù.
– Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
1921 – 1925 Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế – Trong nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực.
– Trong công nghiệp, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
– Trong thương nghiệp: tự do buôn bán, phát hành đồng Rup mới.
– Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
– Phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước hiện nay.
Tháng 12/1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập (Liên Xô ). – Gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucrâin, Bêlorutxia và ngoại Cápcadơ. – Tăng cường sức mạnh về mọi mặt để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
1925 – 1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội – Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932)
– Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937).
– Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941.
– Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
1941 – 1945 Chiến tranh vệ quốc vĩ đại – Giải phóng lãnh thổ Liên Xô.
– Giải phóng các nước Trung và Đông Âu.
– Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
– Là lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
– Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Các nước tư bản chủ nghĩa

Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
1919 – 1922 Hội nghị Véc xai và Oa-sinh-tơn – Kí kết hòa ước giữa các nước thắng trận và bại trận.
– Các nước bại trận chịu những điều khoản nặng n.ề
Một trật tự thế giới mới: trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn và Hội quốc liên.
– Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng.
1918 -1923 Khủng hoảng kinh tế , chính trị – Kinh tế các nước CNTB không ổn định– Cao trào cách mạng 1918 -1923 dâng cao. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản thành lập (1919).
1924 – 1929 Thời kì ổn định tạm thời – Kinh tế các nước tư bản ổn định và phát triển, đặc biệt là Mĩ.– Kinh tế bộc lộ nhiều nhược điểm. Giai đoạn ổn định tạm thời nhưng ẩn chứa nhiều mầm mống dẫn đến khủng hoảng.
1929 – 1933 Khủng hoảng kinh tế thế giới – Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, lan rộng khắp thế giới, tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị các nước tư bản, làm xã hội rối loạn.
– Phong trào cách mạng bùng nổ.
Các nước tư bản lối thoát bằng những cách khác nhau: cải cách kinh tế, xã hội (Anh, Pháp, Mĩ), hoặc thiết lập chế độ phát xít (Đức, I-ta-li-a, Nhật)
1933 Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức. – Ngày 30/1/1933 Hít-le lên làm Thủ tướng.Chính phủ, thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.
– Thi hành chính sách, chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
– Mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức– Báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.
1933 – 1935 Chính sách mới (New Deal) của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội. – Cứu chủ nghĩa tư bản Mĩ khỏi cơn nguy kịch.
– Làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít.
1933 – 1939 Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật. – Chủ nghĩa phát xít, quân phiệt lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật, ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
– Liên Xô muốn liên minh với tư bản chống phát xít nhưng bị từ chối. Anh, Pháp dung dưỡng phát xít để chống Liên Xô. Mĩ giữ thái độ trung lập.
– Mặt trận nhân dân chống phát xít hình thành và thắng lợi ở nhiều nước.
– Thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối đầu nhau, làm quan hệ quốc tế luôn căng thẳng.
– Tạo điều kiện cho Đức gây chiến.
1939 – 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai. – Lúc đầu là cuộc chiến giữa hai khối đế quốc.
– Sau khi Liên Xô và Mĩ tham chiến, Mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành.
– Chủ nghĩa phát xít bại trận, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh.
– Hội nghị I-an-ta được triệu tập để thiết lập trật tự thế giới mới.

3. Các nước châu Á

Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
1918 – 1923 Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc. – Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.
– Cuộc đấu  tranh của nhân dân Mông Cổ, Ấn Độ …
– Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á.
– Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau.
1924 – 1929 Phong trào giải phóng dân tộc phát triển. – Nội chiến ở Trung Quốc.
– Phong trào công nhân và những hoạt động của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ, Đảng Cộng sản ở In-đô-nê-xi-a.
– Giáng đòn mạnh vào các thế lực thống trị.
1929 – 1939 Phong trào giải phóng dân tộc và lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. – Đấu tranh chống chế độ phản động Tưởng Giới Thạch và phát xít Nhật ở Trung Quốc.
– Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Ấn Độ (1939), Việt Nam (1930).
– Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Việt Nam (1936), In-đô-nê-xi-a (1929).
Tạo nên làn sóng cách mạng chống đế quốc, thực dân, phát xít ở các nước châu Á.
1939 – 1945 Phong trào GPDT trong Chiến tranh thế giới thứ hai. – Trung Quốc: Kết thúc thắng lợi  8 năm kháng chiến chống Nhật.
– Đông Nam Á: nhiều nước giành được độc lập: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a (8/1945), Lào (10/1945).
Nhiều nước châu Á giành độc lập, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh tiêu diệt phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

II – Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

Trong gần 30 năm (1917-1945), nội dung lịch sử thế giới hiện đại nổi bật với những vấn đề chính sau đây:

1. Trong thời kì này diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất cuat nhân loại. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị-xã hội, văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.

2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Bão táp cách mạng bùng nổ ở nước Nga với hai cuộc cách mạng diễn ra trong năm 1917: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng; Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Trải qua những chặng đường khó khăn, gian khổ với biết bao tổn thất, hi sinh. Nhà nước Xô viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới, có nền văn hóa, khoa học-kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở các nước tư bản châu Âu, một cao trào cách mạng đã bùng nổ trong những năm 1918-1923. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lan rộng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời và nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Nhằm thống nhất hành động và tập hợp lực lượng cách mạng, Quốc tế cộng sản thành lập và hoạt động trong những năm 1919-1943. Phong trào cách mạng thế giới trải qua những bước phát triển chính sau đây:

– Cao trào cách mạng trong những năm 1918-1923; Quốc tế Cộng sản ra đời.

– Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế (1929-1933).

– Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936-1939).

– Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Nếu như trong hơn 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918-1929), các nước  tư bản từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929-1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, các nước tư bản Anh, Pháp và điển hình là Mĩ đã thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội để duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành việc phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược, dẫn tới sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Đứng trước thảm họa của chiến tranh, các quốc gia với chế độ chính trị  khác nhau đã cùng phối hợp trong khối Đồng minh chống phát xít. Nhân dân thế giới đã kiên trì chiến đấu chống trả bọn phát xít xâm lược. Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kí phát triển mới của lịch sử thế giới.

Dưới đây là Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 3 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi và bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 11 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi và bài tập 1 2 3 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11 của Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) trong Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) của Phần hai. Lịch Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài tập 1 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11

Lập niên biểu về những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).

Trả lời:

♦ Liên Xô:

Thời gian Sự kiện Diễn biến Kết quả, ý nghĩa
10 – 1917 Cách mạng tháng 10 Nga thành công – Đảng Bônsêvích lãnh đạo nhân dân làm cách mạng
– Nhà nước Xô viết ra đời
– Nga rút khỏi chiến tranh
Đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng vô sản
12 – 1922 Thành lập Liên Xô – Đại hội thứ nhất, Lê-nin tuyên bố thành lập Liên Xô Mở ra thời kì phát triển, xây dựng xã hội chủ nghĩa
30 – 4 – 1945 Liên Xô chiếm được Béc-lin – Liên Xô tấn công Đức từ phía tây
– Hồng quân Liên Xô đánh tan 1 triệu quân Đức
Đập tan quân chủ lực phát xít, góp phần kết thúc chiến tranh

♦ Các nước tư bản chủ nghĩa:

Thời gian Sự kiện Diễn biến Kết quả, ý nghĩa
1919 – 1920 Hiệp ước Vécxai được kí kết Thiết lập trật tự thế giới mới, phân chia quyền lợi Thiết lập, phân chia lại thế giới
1918 – 1923 Cách mạng ở các nước tư sản – Nhân dân lao động đứng lên nổi dậy
– Thành lập Đảng Cộng sản ở nhiều nước
Đánh đấu bước phát triển về chính trị của giai cấp công nhân
1923 – 1933 Khủng hoảng kinh tế – Khủng hoảng bắt đầu ở Mĩ và lan ra khắp thế giới Gây hậu quả nặng nề cho toàn thế giới
1939 – 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai – Chiến tranh nổ ra
– Phe Phát xít gồm: Đức, Nhật, I-ta-li-a tiến hành chiến tranh xâm lược
– Phe chống phát xít đứng đầu có Liên Xô, Mĩ, Anh kiên cường chống trả và phản công
– Gây ra hậu quả nặng nề về nhiều mặt. – Làm xoay chuyển cục diện thế giới

♦ Các nước châu Á

Thời gian Sự kiện Diễn biến Kết quả, ý nghĩa
7 – 1921 Đảng Cộng sản Trung quốc thành lập Sau phong trào Ngũ Tứ, được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản trung Quốc thành lập Đánh dấu bước chuyển mình của cách mạng Trung Quốc
1918 – 1939 Các nước châu Á đấu tranh giành độc lập – Nhân dân ở các nước đấu tranh sôi nổi
– Đảng Cộng sản được thanh lập ở nhiều nước
Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân
1939 – 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai – Nhật trực tiếp tham chiến, chiếm một số nước ở châu Á Sự bành trướng của phe phát xít giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai

Hoặc:

Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
Nước Nga – Liên Xô
Tháng 2 – 1917 Cách mạng dân chủ tư sản – Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.
– Khởi nghĩa vũ trang.
– Lật đổ chế độ Nga hoàng.
– Hai chính quyền song song tồn tại.
– Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Tháng 10 – 1917 Cách mạng tháng Mười – Đêm 24-10, các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô.
– Đêm 25-10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.
– Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
– Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga
– Làm thay đổi cục diện thế giới.
– Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Các nước tư bản chủ nghĩa
1929 – 1933 Khủng hoảng kinh tế thế giới – Bùng nổ ở nước Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, trầm trọng nhất là năm 1932. – Để lại nhiều hậu quả trên tất cả các lĩnh vực.
– Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
Các nước châu Á
1939 Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Á – Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ ở các nước.
– Các Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng.
– Đều thất bại, nhưng đã góp phần làm lung lay hệ thống cai trị của chủ nghĩa thực dân.
Chiến tranh thế giới thứ hai
1945 Chiến tranh thế giới thứ hai – Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, chiến tranh bùng bổ và lan rộng ở châu Âu.
– Từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.
– Từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, phe Đồng minh phản công. Chiến tranh kết thúc.
– Chiến tranh kết thúc với thất bại của Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
– Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới với Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột.
– Chiến tranh để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại.

2. Giải bài tập 2 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11

Nêu một số ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 – 1945.

Trả lời:

– Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII, đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

⟹ Có ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng Công sản Đông Dương giai đoạn 1936-1939.

– Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định:

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

+ Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.


3. Giải bài tập 3 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11

Sưu tầm một số tài liệu, văn kiện Đảng… liên quan đến những sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến 1945).

Trả lời:

Một số tài liệu, văn kiện Đảng,… liên quan đến những sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945):

– Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (29/3/1935)

+ Thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương gồm 59 điều 8 chương. Điều lệ sửa đổi bổ sung tôn chỉ hành động của Đảng từ “tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa” thành “làm cách mạng phản đế và điền địa”.

+ Bổ sung độ tuổi vào Đảng từ 23 tuổi trở lên; bổ sung quy định tước đảng tịch.

+ Bổ sung sửa đổi tổ chức Đảng các cấp, quy định nhiệm vụ Thanh niên Cộng sản Đoàn với Đảng.

– Đại hội lần thứ 2 Đảng Lao động Việt Nam, gồm 71 điều 13 chương.

+ Sửa đổi tôn chỉ và mục đích của Đảng thành “đánh đuổi đế quốc xâm lược, xoá bỏ các di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá dân chủ nhân dân”.

+ Đưa chủ nghĩa Mác-Engels-Lênin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam hành động.

+ Sửa đổi độ tuổi vào Đảng là từ 18 tuổi trở lên; Bổ sung nguyên tắc dân chủ tập trung trong Đảng; sửa đổi bổ sung tổ chức của Đảng gồm Đại hội Đảng toàn quốc-Trung ương Đảng, xứ ủy-khu ủy-liên khu ủy, tỉnh ủy-thành ủy, huyện uỷ-quận uỷ-thị uỷ, chi ủy.

+ Quy định về nhiệm vụ của các cơ quan của Đảng. Bỏ quy định đoàn thanh niên cộng sản ra khỏi điều lệ.

– Đại hội lần thứ 3 Đảng Lao động Việt Nam, gồm 62 điều 12 chương.

+ Sửa đổi mục đích của Đảng thành “hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam”.

+ Sửa đổi chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng. Bổ sung nhiệm vụ đảng viên “thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống lãng phí, tham ô”.

+ Bổ sung quy định chi tiết nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

+ Sửa đổi tổ chức của Đảng, quy định nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương là 4 năm. Đưa Đoàn thanh niên vào điều lệ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 11 với trả lời câu hỏi và bài tập 1 2 3 bài 18 trang 104 sgk Lịch sử 11!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com