Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 53. Tác động của con người đối với môi trường, sách giáo khoa sinh học lớp 9. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 9.


Lý thuyết

I – Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội

– Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lừa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lừa dồn thú dừ vào những hố sâu để bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ờ Trung Âu. Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị đốt cháy,

– Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, lúa mì, ngô… và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò… Hoạt động trổng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quà là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

– Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đă tạo điểu kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.

Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.

Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.

Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường.

Ngành hoá chất sàn xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực và khổng chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giổng vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.

II – Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên

Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quá xấu.

III – Vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên

Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực đế khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

Những biện pháp chính giúp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên là:

– Hạn chế phát triển dân số quá nhanh

– Sừ dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

– Bảo vệ các loài sinh vật

– Phục hồi và trồng rừng mới

– Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

– Hoạt động khoa học của con người góp phẩn cải tạo nhiều giổng cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:


Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 159 sgk Sinh học 9

∇ – Chọn một hoặc một số nội dung thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu bằng a,b,c…) ứng với mỗi hoạt động của con người ở cột bên trái (kí hiệu 1,2,3…) gây ra sự phá hủy môi trường tự nhiên ở bảng dưới đây và ghi vào cột “Ghi kết quả”.

Bảng 53.1 Những hoạt động của con người ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

Hoạt động của con người Ghi kết quả Hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên
1. Hái lượm a) Mất nhiều loài sinh vật
2. Săn bắt động vật hoang dã b) Mất nơi ở của sinh vật
3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt c) Xói mòn và thoái hóa đất
4. Chăn thả gia súc d) Ô nhiễm môi trường
5. Khai thác khoáng sản e) Cháy rừng
6. Phát triển nhiều khu dân cư g) Hạn hán
7. Chiến tranh h) Mất cân bằng sinh thái

– Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em, đó là những hậu quả gì?

Trả lời:

Bảng 53.1 Những hoạt động của con người ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

Hoạt động của con người Ghi kết quả Hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên
1. Hái lượm 1 – a a) Mất nhiều loài sinh vật
2. Săn bắt động vật hoang dã 2 – a, h b) Mất nơi ở của sinh vật
3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt 3 – a, b, c, d, e, g, h c) Xói mòn và thoái hóa đất
4. Chăn thả gia súc 4 – a, b, c, d, g, h d) Ô nhiễm môi trường
5. Khai thác khoáng sản 5 – a, b, c, d, g, h e) Cháy rừng
6. Phát triển nhiều khu dân cư 6 – a, b, c, d, g, h g) Hạn hán
7. Chiến tranh 7 – a, b, c, d, e, g, h h) Mất cân bằng sinh thái

– Chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng như: Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, lượng nước ngầm giảm, gây ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi, nhiều loài sinh vật mấy nơi cư trú → giảm sự đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái.


2. Trả lời câu hỏi trang 160 sgk Sinh học 9

∇ Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên khác mà em biết.

Trả lời:

– Bảo vệ đất bạc màu.

– Trồng cây gây rừng.

– Bảo vệ nguồn nước.

– Hạn chế dùng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

– Cấm đánh bắt cá bằng thuốc nổ, chích điện

– Không xả rác bừa bãi ra đường phố, sông hồ,…

– Không chặt phá rừng.

– Không săn bắt các động vật rừng quý hiếm.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:


Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9

Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường là do con người hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, đốt rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh đã làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.


2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9

Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc làm đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó rồi liệt kê vào bảng 53.2.

Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục

Tên việc làm Tác hại Hành động cần làm để khắc phục

Trả lời:

Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục

Tên việc làm Tác hại Hành động cần làm để khắc phục
Săn bắt thú quý hiếm Gây tiệt chủng ở một số loài làm mất cân bằng sinh thái Chăm sóc, bảo vệ thú quý hiếm
Khai thác rừng bừa bãi Xói mòn, thoái hóa đất, lũ lụt, khí hậu bất thường, mất cân bằng sinh thái Khai thác rừng hợp lí, bảo vệ rừng và trồng rừng
Xả rác, chất thải bừa bài Ô nhiễm môi trường Ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 Bài 53 trang 160 sgk Sinh học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 9 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com