Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 8.


Lý thuyết

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914)

Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô.

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam. Cam-pu-chia và Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau : Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh ; đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ. huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

2. Chính sách kinh tế

Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. ở Bắc Kì, chỉ tính đến năm 1902 đã có 182 000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng Giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tích cày cấy ở Nam Kì.

Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam.

Trong công nghiệp, trước hết thực dân Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại.

Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường, vải sợi… cũng đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.

Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hoá của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

Pháp tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Ngoài ra, chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt…

3. Chính sách văn hóa, giáo dục

Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến song trong một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp, về sau, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.

II. Những biến chuyển của xã hội Việt Nam

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi.

1. Các vùng nông thôn

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.

Cuộc sống của người nông dân cơ cực trăm bề.

Ở lại nông thôn hay ra thành thị, cuộc sống của người nông dân đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc. nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xưóng đế có thể giúp họ giành được tự do và no ấm.

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn còn có Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mĩ Tho…

Cùng với sự phát triển đô thị. một tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện.

Một tầng lớp đông đảo cũng xuất hiện trong giai đoạn này, đó là tiểu tư sản thành thị.

Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó có khoảng 10 vạn người.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ.

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

1. Trả lời câu hỏi bài 29 trang 138 sgk Lịch sử 8

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.

Trả lời:

Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Trả lời:

– Bộ máy cai trị tổ chức chặt chẽ.

– Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

– Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.


2. Trả lời câu hỏi bài 29 trang 139 sgk Lịch sử 8

Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính.

Trả lời:

Chính sách của thực dân Pháp:

– Trong nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

– Trong công nghiệp:

+ Tập trung khai thác than và kim loại.

+ Đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ…

– Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

– Về thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao.

– Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện…

Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương làm giàu cho chính quốc.

Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hoang văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?

Trả lời:

Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải “khai sáng văn minh” cho người Việt Nam vì:

– Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, thông qua hệ giáo dục phong kiến để tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

– Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

– Trường học Tây học được mở ra cũng chỉ nhằm tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.


3. Trả lời câu hỏi bài 29 trang 141 sgk Lịch sử 8

Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?

Trả lời:

– Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.

+ Một bộ phận cấu kết với Pháp để áp bức, bóc lột nhân dân.

+ Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

– Nông dân:

+ Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê.

+ Chịu nhiều thứ thuế.

+ Cuộc sống cực khổ trăm bề.

+ Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.


4. Trả lời câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Lịch sử 8

Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện?

Trả lời:

Cùng với sự phát triển của đô thị, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân.

Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào ? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Trả lời:

– Tầng lớp tư sản:

+ Chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Là những nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ các hang buôn,…

+ Vì: Là những nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ các hang buôn,..Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Nhưng lại bị lệ thuộc về mặt kinh tế, chỉ muốn có điều kiện làm ăn dễ dàng.

– Tầng lớp tiểu tư sản:

+ Tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Vì: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo… Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc.

– Tầng lớp công nhân:

+ Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

+ Vì: Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

Trả lời:

– Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.

– Nhật Bản nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8 của Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam của Chương II. Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 trong Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Trả lời:

♦ Chính trị:

– Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc kì là xứ nửa bảo hộ,Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

– Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

♦ Kinh tế:

– Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

– Công nghiệp:

+ Tập trung khai thác than và kim loại.

+ Đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ…

– Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

– Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.

– Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ.

♦ Văn hóa – Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8

Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

Trả lời:

♦ Với kinh tế:

– Tích cực:

+ Làm xuất hiện những ngành công nghiệp mới.

+ Xuất hiện nhiều thành thị hiện đại.

+ Bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

– Tiêu cực: Vơ vét sức người, sức của nhân dân.

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.

+ Nông nghiệp không chú trọng phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

♦ Về xã hội:

– Giai cấp cũ phân hóa.

– Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân.

– Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8

Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

Trả lời:

Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
Giai cấp địa chủ Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô – Làm tay sai cho Pháp
– Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
Giai cấp nông dân Làm ruộng, làm thuê Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh.
Giai cấp công nhân Làm thuê cho các nhà máy, xí nghiệp Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ
Tầng lớp tư sản Kinh doanh công thương nghiệp Chưa hưởng ứng hay tham gia các cuộc vân động cách mạng giải phóng dân tộc.
Tầng lớp tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn bán Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.

4. Trả lời câu hỏi 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8

Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là:

– Sự xuất hiện của xu hướng cứu nước mới: theo con đường dân chủ tư sản, đặc biệt là học hỏi con đường cứu nước của Nhật Bản.

– Thành phần tham gia: những trí thức Nho học tiến bộ.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 8 với trả lời câu hỏi 1 2 3 4 bài 29 trang 143 sgk Lịch sử 8!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com