Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 15. Công suất, sách giáo khoa Vật lí 8. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 8.

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8
Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8

Lý thuyết

I. Ai làm việc khỏe hơn?

II. Công suất

Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)

Trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.

III. Đơn vị công suất

Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W:

1W = 1 J/s (Jun trên giây).

1kW (kilôoát) = 1 000 W.

1MW (mêgaoát) = 1 000 000 W.

Lưu ý: ta không thể chỉ dùng độ lớn của công hay chỉ dùng thời gian thực hiện công để so sánh sự thực hiện công nhanh hay chậm. Mà để biết máy nào làm việc khỏe hơn hay thực hiện công nhanh hơn ta phải so sánh công thực hiện được trong một đơn vi thời gian gọi là công suất.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 8 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 15 trang 52 sgk Vật lí 8

Tính công thưc hiện được của anh An và anh Dũng.

Trả lời:

Có: s = 4 m

– Trọng lượng của 10 viên gạch là: P1= 10.16 = 160N.

⇒ Công của An thực hiện là: A1 = P1.h = 160.4 = 640J.

– Trọng lượng của 15 viên gạch là: P2 = 15.16 = 240 N.

⇒ Công của Dũng thực hiện là: A2 = P2.h = 240.4 = 960J.


2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 15 trang 52 sgk Vật lí 8

Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Trả lời:

Có thể thực hiện được theo phương án c) hoặc d): So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn hoặc so sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.


3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 15 trang 52 sgk Vật lí 8

Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: Anh…(1)….làm việc khỏe hơn vì…..(2)…

Trả lời:

– Theo phương án c):

Để thực hiện cùng một công là 1 Jun thì

An phải mất một khoảng thời gian là : \({t_1}\; = {{50} \over {640}}\; = \;0,078s\)

Dũng phải mất một khoảng thời gian là : \({t_2}\; = \;{{60} \over {960}} = \;0,0625s.\)

So sánh ta thấy t2 < t1. Vậy Dũng làm việc khỏe hơn.

(1) Dũng.

(2) để thực hiện cùng một công là 1 J thì Dũng mất thời gian ít hơn.

– Theo phương án d):

Thời gian kéo của An là 50 s, thời gian kéo của Dũng là 60 s. Nếu xét trong cùng một thời gian là 1 s thì

An thực hiện được 1 công là : \(\;{A_1}\; = \;{{640} \over {50}}\; = \;12,8J\)

Dũng thực hiện được 1 công là : \(\;{A_2}\; = \;{{960} \over {60}} = \;16J\)

So sánh A2 và A1 ( A2 > A1). Vậy Dũng thực hiện công lớn hơn.

(1) Dũng.

(2) trong cùng 1s Dũng thực hiện được công lớn hơn.

Vậy: Anh Dũng làm việc khỏe hơn vì trong cùng một khoảng thời gian anh Dũng thực hiện được một công lớn hơn.


4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 15 trang 53 sgk Vật lí 8

Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học

Trả lời:

Công thực hiện của anh An và anh Dũng: A1 = 640 J; A2 = 960 J

– Công suất của anh An là: \({P_1} = {{{A_1}} \over {{t_1}}} = {{640} \over {50}} = 12,8W\)

– Công suất của anh Dũng là: \({P_2} = {{{A_2}} \over {{t_2}}} = {{960} \over {60}} = 16W\)


5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 15 trang 53 sgk Vật lí 8

Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Trả lời:

Cùng cày một sào đất nghĩa là thực hiện công A như nhau: A1 = A2 = A.

Ta có: \({t_1} = 2\left( h \right);{t_2} = {{20} \over {60}} = {1 \over 3}\left( h \right)\)

Công suất của trâu:

\({P_1} = {A \over {{t_1}}} = {A \over 2}\) (1)

Công suất của máy cày:

\({P_2} = {A \over {{t_2}}} = {A \over {{1 \over 3}}} = 3A\) (2)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow {{{P_2}} \over {{P_1}}} = {{3A} \over {{A \over 2}}} = 6 \Rightarrow {P_2} = 6.{P_1}\)

Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.


6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 15 trang 53 sgk Vật lí 8

Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a) Tính công suất của ngựa.

b) Chứng minh rằng P = F.v.

Trả lời:

a) Trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi được đoạn đường: s = 9 km = 9000m.

Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường s là:

A = F.s = 200.9000 = 1 800 000 J

Công suất của ngựa:

\(P = \;{A \over t}\; = \;{{1800000} \over {3600}}\; = 500W.\)

b) Công suất:

\(P = \;{A \over t}{\rm{ = }}{{F.s} \over t} = F.{s \over t} = {\rm{ }}F.v\) (đpcm)


Câu trước:

Câu tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 15 trang 52 53 sgk Vật lí 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 8 thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com