Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài Hoạt động thực hành và trải nghiệm sgk Toán 8 tập 2 bộ Cánh Diều. Nội dung bài HĐTH&TN: Chủ đề 3. Thực hành đo chiều cao sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 8.
Chủ đề 3
THỰC HÀNH ĐO CHIỀU CAO
I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu về đo đạc
Những kiến thức hình học đầu tiên của loài người xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Hình học phát sinh ở Ai Cập do nhu cầu đo đạc đất đai hằng năm sau mỗi mùa lũ lụt của sông Nile (trong tiếng Hy Lạp hình học là sự do đất).
Việc đo đạc thực địa, nghiên cứu địa hình đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chẳng hạn, việc tiến hành đo đạc các công trình giao thông đường thuỷ như: dòng chảy, lưu lượng nước trên sông, hồ, kênh đào ven vịnh, … có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân luồng giao thông đường thuỷ và đồng thời giúp tàu thuyền di chuyển trên đường thuỷ được an toàn. Bên cạnh đó, việc do đạc chính xác còn giúp các nhà quản lí xây dựng hệ thống kẻ, đập, cảng, bến neo đậu hợp lí, xây dựng hệ thống phao tiêu, hải đăng bảo hộ phù hợp.
2. Kiến thức toán học
3. Một số cách đo chiều cao trong thực tiễn
Chẳng hạn ta cần do chiều cao của một cái cây mà không thể do trực tiếp được.
Giả sử cây có đỉnh cao nhất là điểm $B$, điểm $A$ là hình chiếu của điểm $B$ lên mặt đất, điểm $C$ là bóng năng của điểm $B$. Khi đó, chiều cao của cây là độ dài đoạn thẳng $AB$, độ dài bóng nắng của cây là độ dài đoạn thẳng $AC$ (xem các hình 2, 3, 4).
Ta có thể thực hiện đo theo một trong các ba cách theo sách giáo khoa.
II. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tiến trình tổ chức các hoạt động bao gồm: phần chuẩn bị; phần thực hiện; phần tổng kết.
1. Phần chuẩn bị
Hoạt động 1 trang 99 Toán 8 tập 2 CD
Giáo viên thực hiện hai nhiệm vụ sau:
a) Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 3 đến 5 học sinh;
b) Yêu cầu mỗi nhóm học sinh chuẩn bị cọc, dây, thước thẳng đo độ dài.
Trả lời:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm và chuyển giao nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2 trang 100 Toán 8 tập 2 CD
Mỗi nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Lựa chọn vật thể (chẳng hạn: cột cờ, cây, tòa nhà,..) để đo chiều cao khi không thể đo trực tiếp.
b) Xây dựng cách thức đo chiều cao của từng vật thể đó.
c) Phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm.
Trả lời:
a) Chọn cột cờ ở sân trường.
b) Các bước xác định chiều cao của cột cờ khi không thể đo trực tiếp:
– Cắm cọc $DK$ cố định, vuông góc với mặt đất.
– Điều chỉnh cọc $EF$ (cao hơn cọc $DK$) sao cho hai đầu cọc $K, F$ và điểm $B$ (đỉnh cột cờ) thẳng hàng.
– Đo các khoảng cách $DE, EA$; đo độ dài hai cọc $DK, EF$.
– Tính tỉ số $\frac{DE}{EA} = k$.
Áp dụng công thức (2) (được chứng minh ở câu b, mục 2, trang 97 SGK Toán 8, Tập hai), ta có:
$AB = \frac{k+1}{k}EF – \frac{1}{k}KD$.
c) Trưởng nhóm của mỗi nhóm phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm. Có thể tham khảo cách phân công sau đối với nhóm có 5 thành viên:
– Căng dây từ chân cột cờ (điểm $A$) đến chân cọc $D$: 1 học sinh.
– Đo chiều cao cọc $DK$: 1 học sinh.
– Đo chiều cao cọc $EF$: 1 học sinh.
– Đo khoảng cách $DE$: 1 học sinh.
– Đo khoảng cách $EA$: 1 học sinh.
2. Phần thực hiện
Hoạt động 3 trang 100 Toán 8 tập 2 CD
Mỗi nhóm học sinh thực hành đo chiều cao khi không thể đo trực tiếp. Cụ thể là:
‒ Lựa chọn một vật cần đo chiều cao trong thực tế mà không thể đo trực tiếp được.
‒ Tiến hành xác định chiều cao đó.
‒ Báo cáo kết quả của nhóm theo mẫu sau:
Độ dài các đoạn thẳng đo được | Chiều cao cần tính |
Trả lời:
‒ Chọn cột cờ ở sân trường.
‒ Tiến hành xác định chiều cao cột cờ:
+ Cắm cọc $DK$ cố định, vuông góc với mặt đất.
+ Điều chỉnh cọc $EF$ (cao hơn cọc $DK$) sao cho hai đầu cọc $K, F$ và điểm $B$ (đỉnh cột cờ) thẳng hàng.
+ Các khoảng cách: $DE = 1,5 m, EA = 9 m$; đo độ dài hai cọc $DK = 2,5 m, EF = 3 m$.
+ Tỉ số $\frac{DE}{EA} = \frac{1,5}{9} = \frac{1}{6} = k$.
Áp dụng công thức (2) (được chứng minh ở câu b, mục 2, trang 97 SGK Toán 8, Tập hai), ta có:
$AB = \frac{k+1}{k}EF – \frac{1}{k}KD$.
$AB = \frac{\frac{1}{6}+1}{\frac{1}{6}}3 – \frac{1}{\frac{1}{6}}KD = 6 \,m$.
‒ Báo cáo kết quả:
Độ dài các đoạn thẳng đo được | Chiều cao cần tính |
$DE = 1,5 m$ | $AB = 6 m$ |
$EA = 9 m$ | |
$DK = 2,5 m$ | |
$EF = 3 m$ |
III. ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá: theo hình thức đánh giá của học tập dự án.
1. Đánh giá hoạt động cá nhân
– Mỗi cá nhân tự đánh giá vào phiếu cá nhân.
– Nhóm đánh giá từng thành viên trong nhóm vào phiếu đánh giá cá nhân.
2. Đánh giá hoạt động và sản phẩm của nhóm
– Nhóm tự đánh giá lại hoạt động của nhóm và cho điểm vào phiếu đánh giá hoạt động của nhóm.
– Giáo viên và các nhóm đánh giá, rồi cho điểm phần trình bày của từng nhóm vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
Bài trước:
👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 trang 94 95 96 sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn HĐTH&TN: Chủ đề 3. Thực hành đo chiều cao sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 8 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“