Minh Triết Phương Tây

Sách Ebook Minh Triết Phương Tây PDF DOC EPUB PRC Tác giả: Bertrand Russell.

 👉 Link Ebook: https://bit.ly/36DKNgj

1. Nhận xét Ebook

Sách Minh Triết Phương Tây review: Đứng thứ 5 trong Top 1000 Triết Học bán chạy tháng này, với hơn 5 nhận xét, đánh giá từ độc giả, giá ebook: 175.500 ₫.

👉 ĐỌC SÁCH

2. Thông tin Ebook

Sách Minh Triết Phương Tây, Tác giả: Bertrand Russell, Công ty phát hành Domino Books Ngày xuất bản 09-2020 Kích thước 13 x 20.5 cm Dịch Giả Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng Loại bìa Bìa mềm Số trang 512 SKU 5164373602348 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.

3. Review Ebook

Bertrand Arthur William Russell, 3rd Earl Russell (1872-1970) rất đa năng. Ông là triết gia, nhà Logic học, toán học, sử gia và nhà phê phán xã hội. Russell khởi xướng phong trào “phản-lý tưởng” đầu thế kỷ XX. Ông được coi như một trong những người đặt nền tảng cho học thuyết Triết lý Phân tích, cùng với triết gia tiên phong Gottlob Frege, và Ludwig Wittgenstein, bạn ông. Ông cũng được vinh danh như nhà Lôgic hàng đầu ở thế kỷ XX. Đồng tác giả với A. N. Whitehead, trước tác Principia Mathematica của ông là một công trình đặt toán học trên cơ sở Logic. Và trong luận đề “On denoting” (Về vấn đề biểu thị), ông đã sáng tạo một hệ hình cho triết học. Công trình khoa học của B. Russell ảnh hưởng đến sự triển khai của nhiều ngành như Logic, Toán, Lý thuyết Tập hợp, Vi tính, Triết học, và đặc biệt nhất là Ngôn ngữ học dưới góc độ Triết giải, Nhận thức luận và Siêu hình học. … Russell còn là một người phản chiến nổi tiếng, nhân vật có một không hai chống Đế quốc, và từng tù tội vì tranh đấu cho hòa bình vào thời Thế chiến I. Sau đó, ông bài bác Adolf Hitler, phê phán chế độ toàn trị Stalinist, và kết tội nước Mỹ đã tiến hành chiến tranh Việt Nam (ND: với Tòa án Russell, đồng Chủ tịch là J.P. Sartre), và là một phát ngôn nhân quyết liệt đòi hủy bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Cùng với K. Marx, S. Freud và F. Nietzsche, Russell đề xuất một trường phái tư duy mới mà Greg Epstein gọi là “vô thần đối kháng”, luận bàn về quan điểm cho rằng tôn giáo là lỗi thời và mất dần ảnh hưởng trong tương lai. Năm 1950, Russell được trao Giải thưởng Nobel Văn học vì “đã viết những điều có ý nghĩa phục vụ những lý tưởng nhân bản và quyền tự do tư duy”. ________ Những đúc kết kể lại thành tựu của Bertrand Russell rất nhiều. Đáng trân trọng nhất là đúc kết của triết gia A.J. Ayer thuộc Đại học Oxford (Anh). Ông viết: ‘’Quan niệm phổ cập cho rằng triết gia là người phối hợp thống nhất tri thức tổng quát vào hành xử của con người được thể hiện với Bertrand Russell so với những triết gia khác trong thời đại chúng ta’’. Một nhận thức khác đáng lưu tâm là của triết gia W.V. Quine thuộc Đại học Havard (Mỹ): ‘’Nhiều người trong chúng ta bị hút vào nghề triết bởi trước tác của Bertrand Russell. Ông viết một loạt sách cho công chúng, từ chuyên gia cho đến những người ham hiểu biết. Chúng ta bị quyến dụ bởi trí tuệ và cách diễn giải trong sáng về những vấn đề trọng tâm của hiện thực’’ Mặc dầu những nhận xét tích cực vừa nói trên, có lẽ đáng nhớ nhất vẫn là tóm lược của chính Russell về đời sống và công trình của mình. Ông kể: “Ba đam mê, giản đơn nhưng cực kỳ mạnh mẽ đã chi phối đời tôi, là sự khao khát tình yêu, cuộc truy lùng tri thức, và niềm thương xót những nỗi đau thương của loài người. …Tôi tìm tình yêu, trước tiên là vì tình yêu mang lại sự ngất ngây – và ngất ngây đến mức tôi có thể hy sinh toàn bộ thời gian sống còn lại để đổi lấy chỉ vài giờ ngất ngây này… Với đam mê không kém phần sôi sục, tôi truy lùng tri thức. Tôi mong ước hiểu trái tim con người. Tôi mong ước được biết tại sao những ngôi sao trên trời tỏa sáng… Nhưng rất ít, ít lắm, những thành tựu tôi đạt được… …Tình yêu và tri thức, trong chừng mực có thể có, dẫn lối cho ta lên thiên đàng. Nhưng khốn thay, sự thương xót lại mang tôi quay lại trái đất. Tôi nghe tiếng rên xiết đau đớn vang dội trong tim. Trẻ chết đói, người bị tra tấn trong ngục tù… trong một thế giới đầy nghèo khó, cô đơn, bệnh hoạn. Đó, đó đã là đời tôi, tôi vẫn thấy đáng sống, và tôi sẽ vui vẻ sống như thế nếu tôi có cái dịp may được bắt đầu trở lại (1967)” Trích từ Stanford Encyclopedia of Philosophy