Nội Dung
Sách Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư & Niệm Phật A Di Đà pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Thích Nhật Từ.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3jaj9hg
1. Review sách Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư & Niệm Phật A Di Đà
Sách ebook review Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư & Niệm Phật A Di Đà file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Thích Nhật Từ trong danh mục: Sách Tôn giáo – Tâm linh có giá chỉ: 19.000 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 87 trong Top 1000 Sách Tôn Giáo – Tâm Linh bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 112 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư & Niệm Phật A Di Đà
Sách Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư & Niệm Phật A Di Đà Tác giả: Thích Nhật Từ, Công ty phát hành Khai Tuệ Ngày xuất bản 03-2020 Phiên bản Tái bản Loại bìa Bìa mềm Số trang 76 SKU 9042509083420.
3. Mô tả sách Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư & Niệm Phật A Di Đà
Quyển sách này là tuyển tập 3 nghi thức thông dụng với Phật tử Việt Nam: (i) Nghi thức trì chú Đại Bi; (ii) Nghi thức trì chú Dược Sư; (iii) Nghi thức niệm Phật A Di Đà. “Nghi thức Trì chú Đại Bi” có trọng tâm làm phát triển tâm từ bi qua trì niệm thần chú. Về bản chất, từ bi là một năng lượng có khả năng cứu khổ, ban vui. Trì tụng chú Đại Bi là để thực tập, nuôi dưỡng, phát triển và thành tựu năng lượng từ bi đó. “Nghi thức trì chú Dược Sư” có trọng tâm hành trì là: phát triển “năng lực thầy thuốc tâm linh” (Dược Sư), như một tiềm năng trong mọi người. Người trì tụng cần tin và khai thác tiềm lực trị liệu sẵn có trong mỗi người. Để có được sức khỏe và tuổi thọ, theo lời Phật dạy, cần phải tiết độ trong ăn uống; làm việc, nghỉ ngơi, thể dục và giải trí một cách thích hợp; đồng thời, chấm dứt nghiệp ác; nuôi lớn lòng từ bi, bảo vệ môi trường và chăm sóc sự sống, tham gia các hoạt động từ thiện. Ngoài khổ đau của thân, con người còn khổ tâm, mà gốc rễ là tham lam, sân hận, si mê và chấp thủ. Qua biểu tượng của Phật Dược Sư, dược chất tâm linh cần sử dụng để chuyển hóa các khổ đau ở tâm. “Nghi thức niệm Phật A Di Đà” có trọng tâm thực tập là: “nhất tâm bất loạn”. Theo kinh A Di Đà, để đạt được mục tiêu này, người niệm Phật cần thực tập 4 điều cốt yếu sau đây: (i) Tăng trưởng căn lành lớn, tức nỗ lực chuyển hóa tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ; (ii) Tu dưỡng công đức lớn, tức tham gia các loại hình từ thiện, không từ bỏ cơ hội làm phước, nhập thế phụng sự chúng sinh; (iii) Tạo nhân duyên tốt lớn, tức thiết lập môi trường thuận lợi, xây dựng đạo tràng, để mọi người hiểu đúng chánh đạo, thực hành chánh đạo; (iv) xây dựng Tịnh Độ hiện tiền, tức xem các dữ liệu ở Ta-bà đều là nhân duyên tốt để thực tập Phật pháp. Niệm Phật, trì chú đúng cách sẽ giúp hành giả thành tựu Chánh niệm, yếu tố dẫn đến chánh thiền định. Để có được chánh niệm, người trì chú và niệm Phật không nên bỏ qua việc thực hành bảy yếu tố chánh đạo còn lại là: tầm nhìn chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành động chân chính, nghề nghiệp chân chính, siêng năng chân chính và thiền định chân chính. Khi thực hiện được các điều thực tập cốt lõi nêu trên, các nguyện ước của người trì chú, niệm Phật tự nhiên được thành tựu. Thực ra đó là tiến trình nhân quả trong tu tập. Kính mong các quý hành giả thực tập trọn vẹn và đầy đủ những lời Phật dạy để cuộc sống này có được chất liệu và chất lượng “cực lạc” cho mình và cho người, bây giờ và tại đây.