Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn – Bộ 2 quyển

Sách Ebook Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn – Bộ 2 quyển PDF DOC EPUB PRC Tác giả: Nguyễn Quốc Trị.

👉 Link Ebook: https://bit.ly/2VAf7TZ

1. Nhận xét Ebook

Sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn – Bộ 2 quyển review: Đứng thứ 99 trong Top 1000 Lịch Sử Việt Nam bán chạy tháng này, với hơn 13 nhận xét, đánh giá từ độc giả, giá ebook: 799.200 ₫.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin Ebook

Sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn – Bộ 2 quyển, Tác giả: Nguyễn Quốc Trị, Công ty phát hành Công ty TNHH Văn Hóa Khai Tâm Ngày xuất bản 07-2020 Loại bìa Bìa mềm Số trang 1928 SKU 1261030139149 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.

3. Review Ebook

Tác giả dành toàn thời gian từ tuổi 72 đến 84 để nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Văn Tường, thu thập tài liệu ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, 5 văn khố ở Pháp, và từ các Trung tâm Lưu trữ cùng hội nghị, hội thảo ở Việt Nam. Thiên khảo luận này trình bày sách lược “Hòa để thủ, thủ để mưu chiến” mà Triều đình Tự Đức và kế tiếp đã ứng dụng, theo đề nghị của Ô. Nguyễn Văn Tường, để chống lại cuộc đô hộ của Pháp, từ sau khi Nam Kỳ mất vào tay Pháp, qua các Hiệp ước 15-3-1874, 31-8-1874, 25-8-1883, và 6-6-1884, cho đến khi Ô. Nguyễn Văn Tường bị đưa đi đày ở Tahiti, Úc châu.  Tác giả cũng xét lại xem quả vua quan nhà Nguyễn và Ô. Nguyễn Văn Tường có “tham lam”, “tàn nhẫn”, và “gian trá” như sử sách phổ thông thường nói không? Và nhân dịp đó, hầu hết các nghi vấn, kỳ án liên quan đến vua quan nhà Nguyễn đã được làm sáng tỏ, như: Sẽ không có triều đại nhà Nguyễn nếu không có viện trợ của Bá Đa Lộc? Gia Long rước voi [Tây] về dày mả tổ? Cõng rắn [Xiêm] về cắn gà nhà? Minh Mạng hiếp vợ Hoàng tử Cảnh cho mang thai rồi giết cùng với hai con để chúng khỏi tranh ngôi? Lê Văn Duyệt theo các thừa sai Pháp chống lại Minh Mạng? Tự Đức thông đồng với Trương Đăng Quế giả di chúc của Thiệu Trị để giành ngôi của anh trưởng Hồng Bảo? Rồi giết anh, giết cháu để khỏi bị tranh ngôi? Nguyễn Văn Tường thông gian với vợ Tự Đức, giết vua Kiến Phúc? Ăn hối lộ của người Tàu? Giết hại Trần Tiễn Thành, Dục Đức, và 50 hoàng thân, công tử? “Đầu thú” Pháp? Hàm Nghi bị ép đi kháng chiến, xin về nhưng bị Tôn Thất Thuyết đòi để cái đầu lại? Và nhiều câu chuyện kỳ ảo khác nữa.  Cuốn sách này chứa đựng những sử liệu gốc và đầu tay do chính tác giả tìm tòi, đối chiếu, phối kiểm, phân tích và tổng hợp, với mục đích soi sáng đường lối thiết thực chống đô hộ Pháp và lòng hy sinh vô bờ bến của vua quan nhà Nguyễn để cứu nước qua đường lối đó. Sách còn có chủ ý nêu lên những vấn đề lịch sử, và cung cấp sử liệu căn bản xác thực cho các Luận án Nghiên cứu Sử học, hay chuyên khảo về các nhân vật lịch sử cùng thời với ông Nguyễn Văn Tường. ——— Tác giả nói rõ: Ông là hậu duệ đời thứ 3 của đại thần Nguyễn Văn Tường và ông có trách nhiệm, như một người chắt và như một người Việt Nam, nghiên cứu lại lịch sử dưới một luồng ánh sáng khác, đích thực hơn, để xét lại vai trò lịch sử của một nhân vật hàng đầu đã bị các nhà viết sử thời thuộc địa và các lực lượng đồng lõa với kẻ xâm lăng mạt sát thậm tệ, dựng lên một cái bia miệng độc hại về nhân vật đó cho các thế hệ học và viết sử đời sau tiếp diễn. Vô tình, chúng ta đồng lõa kết án một đại thần mà các lực lượng xâm lăng xem như kẻ thù số một phải trừ khử. Họ giết Nguyễn Văn Tường hai lần: một lần khi đày ông qua Tahiti, một lần khi đầu độc ông trong ký ức dân tộc. Làm công việc minh oan cho ông, tác giả Nguyễn Quốc Trị không phải chỉ minh oan cho một người mà còn cho cả một triều đại. Vấn đề đặt ra cho giới sử học là: chủ đích như vậy có khiến công việc nghiên cứu mang màu sắc chủ quan hay không? Không người cầm bút nào trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung dám quả quyết rằng tôi đây trăm phần trăm khách quan. Nhưng tôi đây, như một người nghiên cứu đích thực, luôn luôn nhắm đến khách quan một cách tối đa, bởi vì lý tưởng của người cầm bút là hướng đến sự thật. Vậy thì quyển sách này hướng đến sự thật như thế nào? […] Chi li, thấu đáo, lịch sử mất nước kể trong quyển sách này không phải chỉ là mất về binh bị, mất về chính trị, mà còn mất cả về văn hóa cho các thế hệ tiếp theo, nghĩa là mất cả cái phương hướng để ta nhìn cho rõ ta và hiểu ta đúng đắn. Trên lĩnh vực sử học, cho đến gần đây, ta chỉ bú mớm một nguồn sữa không phải là sữa mẹ, cũng không phải là sữa khoa học, mà cứ tưởng ta được nuôi trong chân lý. Quyển sách này đem lại một cái giật mình vô cùng cần thiết về sự trung thực. Đây là một tác phẩm sử học không thể thiếu cho bất cứ ai nghiên cứu và dạy học về giai đoạn lịch sử đau thương này. – Cao Huy Thuần, Nguyên Giáo sư émérite Đại học Picardie (Pháp) ——— U trung thùy bạch thiên thu hậu, Xã tắc quân dân thục trọng khinh. Nguyễn Văn Tường