1. Review Ebook Sách – Một muỗng thiền pdf
Giaibaisgk giới thiệu đến bạn đọc cuốn Sách – Một muỗng thiền ebook review dowload pdf doc docx word audio sách nói mp3 của tác giả Mochibooks trong danh mục Sách Tiếng Việt đang bán rất chạy trên các sàn thương mại điện tử, sale off 0.1 với giá chỉ từ ₫225.000. Shop đã bán ra hơn 24 cuốn ngay sau khi lên kệ, cùng với hơn 10 lượt nhận xét, đánh giá phản hồi tích cực, 10 lượt yêu thích từ độc giả.
2. Thông tin Ebook Sách – Một muỗng thiền docx
Danh Mục Sách Hướng Nghiệp & Phát Triển Bản Thân Thương hiệu Mochibooks Nhập khẩu/ trong nước Trong nước Ngôn ngữ Tiếng Việt Loại nắp Bìa mềm Loại phiên bản Phiên bản thông thường Nhà Phát Hành Mochibooks ISBN 978-604-44-1398-3 Năm xuất bản 2024 Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất Mochibooks Số Trang 236 Kho hàng 972 Gửi từ Hà Nội
Tên tác phẩm: Một muỗng thiền Tên tác giả: Osho (Phi Tuyết sưu tầm, dịch và biên soạn) Thương hiệu: Mochibooks Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm Số trang: 236 trang Nhà xuất bản: Hà Nội Giá: 250.000đ Mã ISBN: 978-604-44-1398-3 Sách được in bằng giấy Bãi bằng vàng Giới thiệu nội dung: “Con người được sinh ra không chỉ như một giống loài bám đất, làm những công việc mưu sinh tích cóp vật chất duy trì sự sống qua ngày; nhưng con người còn được sinh ra với “đôi cánh lớn”, giúp họ mở rộng những tiềm năng, để soải cánh bay vào vùng trời tối thượng, khám phá những chân trời và những bình diện mới của sự tồn tại. Để biết mình là ai và sự hiện hữu của mình có ý nghĩa gì.” Osho Chiêm tinh, một môn huyền học của Phương Đông, đã từng dự đoán ngày 20/12/2012 là ngày tận thế của thế giới. Thực ra, đó chỉ là cách tính của người Maya trong việc trái đất hoàn thành những vòng quay cuối của kỷ nguyên Song Ngư để tiến vào thời đại Bảo Bình – theo Chiêm tinh học Phương Đông. Bảo Bình – Thời đại mới, được dự đoán là thời kì “vàng son” của nhân loại, khi những đặc tính của niềm vui sáng tạo, chân lý, tính cá nhân và sự chia sẻ đại đồng lên ngôi, thay cho những đặc tính của kỷ nguyên Song Ngư là sự khuôn mẫu, tập tính đám đông, tư duy đề cao vật chất và sự sở hữu. Osho – đạo sư, nhà huyền môn gây nhiều tranh cãi nhất trong thế kỷ 21, có lẽ là đại diện số một cho sự khác biệt mang tính thời đại giữa hai kỷ nguyên này. Lời dạy của Osho tạo ra rất nhiều tác động tích cực cũng như gây nhiều tranh cãi khắp thế giới. Lý do chúng gây tranh cãi, một phần là do chúng ta quên. Chúng ta quên rằng bối cảnh những bài nói của Osho thời điểm ấy, phần nhiều được dành cụ thể và đích danh cho Ấn Độ – vùng đất có rất nhiều những mê tín dị đoan và những niềm tin có phần “kì dị”. Trong một bối cảnh xã hội với hàng ngàn đức tin tranh đấu, đôi khi người ta phải trở nên cực đoan nếu muốn đem thông điệp của mình đến với mọi người. Chưa kể với tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay, chỉ một vài năm khoảng cách cũng đủ để đã tạo ra những khác biệt mang tính thời đại, thì những bài nói của Osho có thể coi như là dành riêng cho một dân tộc khác, ở một thời đại khác. Việc đem hết các lời dạy của ông để so sánh với thời đại này và dân tộc hiện tại này của chúng ta, đã là một sự chủ quan có phần không chuẩn xác. Vì để so sánh, việc hai đối thể ở trên cùng bình diện là điều rất cần thiết. Bởi lẽ đó, nếu như bạn đọc có thể đọc Osho và đồng thời xét nó trên bình diện của một dân tộc Ấn Độ đầy rẫy những ước đoán, định kiến, nơi những niềm tin có phần mê tín đã chi phối cuộc sống của người dân trong thời gian rất dài, thì lời của Osho sẽ không quá “phản” lễ giáo-phong tục như người ta vẫn thường lên án. Việc thấu hiểu bối cảnh này không chỉ giúp mang lại cho chúng ta một khả năng quan sát lớn lao mà còn là khả năng nhận định và suy xét những lời dạy nào là thích hợp và cần thiết với bản thân mỗi người trong quá trình học hỏi và tìm tòi “ánh sáng”. Bởi lẽ tuy văn hoá và niềm tin của mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo là khác nhau nhưng bản chất về sự hiện sinh của con người qua bao thời đại cũng không quá nhiều thay đổi. Những người không hứng thú với việc truy tìm “ánh sáng” thì vẫn cứ dò dẫm trong bóng tối của vô nhận biết, vô minh. Nhưng những người bắt đầu đặt chân vào hành trình truy tìm đúng sai thì đã một tay thắp lên ngọn đèn của riêng mình. Việc tự thân đọc và ngẫm những lời dạy của Osho là rất quan trọng. Quan trọng hơn nữa là việc đem chúng vào ứng dụng trong đời sống để biết điều gì là thích hợp và đáng học hỏi, điều gì là chưa thích hợp, không đúng thời điểm hoặc thậm chí có thể sai. Biết cái gì đúng, cái gì sai ấy là khởi đầu của việc biết sự thật, biết chân lý. “Và chân lý sẽ giải phóng ngươi”, câu nói trong Kinh Thánh có nghĩa là, bất cứ lời dạy nào của ai và của thời đại nào, nếu bạn ứng dụng lời ấy vào cuộc sống và nó làm biến đổi cuộc đời bạn, nó “giải phóng” bạn, ấy thì lời đó chính là chân lý. Chúng ta không biết cái gì là chân lý, cho tới khi chứng nghiệm được sự giải thoát của riêng mình. Osho không vi ết sách, ông chỉ thuyết giảng và đã thuyết giảng liên tục trong ba mươi năm ròng. Những bài giảng của ông được thâu băng, bóc băng và in thành sách cùng với việc chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng. Osho không chỉ là một thiền nhân, một nhà huyền môn mà còn là một triết gia, một học giả, một nghệ sĩ thích “chơi” với ngôn từ. Vì vậy, những lời giảng của ông vừa đậm tính triết lý lẫn tính thơ và tất nhiên không thể không kể đến tính thiền – tính khai phóng tư tưởng. Ông là một trong số những người đã cố gắng “dùng ngôn từ” để đưa độc giả vượt lên trên và đi ra khỏi những giới hạn của ngôn từ. Sách Osho đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được biên tập thành nhiều chủ đề chuyên biệt. Mặc dù đã cố gắng dùng những ngôn từ thông dụng nhất nhưng không phải ai cũng có khả năng thẩm thấu những lời dạy và những triết lý ấy một cách dễ dàng.