Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 9. Truyện. Nội dung bài Soạn bài Bức tranh của em gái tôi sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bức tranh của em gái tôi
Nội dung chính:
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
1. Chuẩn bị
Câu hỏi trang 66 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện?
Trả lời:
– Truyện kể về người anh có cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
– Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện: tại cuộc thi triển lãm tranh, người em đã giành giải nhất của hội thi.
Câu hỏi trang 66 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người thế nào?
Trả lời:
– Các nhân vật trong truyện: người anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố, mẹ.
– Nhân vật chính: người anh trai.
– Người anh đố kị với tài năng của em gái, tự ti bản thân và thấy hối hận trước những gì mình đã làm.
Câu hỏi trang 66 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Truyện kể theo ngôi kể thứ mấy và tác dụng của ngôi kể ấy?
Trả lời:
Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
⇒ Tác dụng: Ngôi kể thích hợp bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chính, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
Câu hỏi trang 66 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?
Trả lời:
– Vấn đề nêu lên có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân: không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti.
– Vấn đề ấy liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay vì cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người còn tính ích kỉ, đố kị và kể cả em cũng đôi lúc như thế.
Câu hỏi trang 66 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh.
Trả lời:
Tác giả Tạ Duy Anh:
– Tạ Duy Anh (1959), quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Trong 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi…
– Tạ Duy Anh được đánh giá là một cây bút sung sức, trung thực với nhiều tìm tòi đổi mới. “Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự “thay đổi”, thay đổi để tiếp tục sáng tạo, dù có gặp những sự bài xích đi chăng nữa, để rồi mỗi cuốn sách lại có một cuộc đời riêng có với cách cấu trúc và ngôn ngữ của mình”.
2. Đọc hiểu
Câu hỏi trang 67 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì?
Trả lời:
Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về bức tranh của người em gái.
Câu hỏi trang 67 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể với ai?
Trả lời:
Người kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” và kể cho mọi người nghe về câu chuyện của mình.
Câu hỏi trang 67 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Tại sao nhân vật “tôi” lại bí mật theo dõi em gái?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” lại bí mật theo dõi em gái vì “tôi” nhận ra em gái đang chế tạo thuốc vẽ.
Câu hỏi trang 67 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Phần (2) giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Trả lời:
Phần (2) giúp người đọc hiểu ra cô bé Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa.
Câu hỏi trang 68 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Chú ý sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần (3).
Trả lời:
Sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần (3):
– Cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
– Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì.
– Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó và tôi gắt um lên.
Câu hỏi trang 68 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Sự việc nào trong phần (4) làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?
Trả lời:
Sự việc trong phần (4) làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn ở:
– Bé Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế
– Với chủ đề: “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” và Kiều Phương được trao giải nhất.
– Em muốn cả anh trai cùng em đi nhận giải.
– Thật bất ngờ, bức tranh mà người em chính là vẽ người anh khiến người anh sững sờ.
Câu hỏi trang 69 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Chú bé trong bức tranh được miêu tả: một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh, mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ với đôi mắt sáng và sự thơ mộng.
Câu hỏi trang 69 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”.
Trả lời:
– Cảm xúc khi đứng trước bức tranh được giải của em: người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc.
– Thái độ: không còn xem thường mà thấy có lỗi với em.
– Hành động:
+ Giật sững người.
+ Bám chặt lấy tay mẹ.
+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
+ Không trả lời mẹ.
⇒ Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn.
TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 trang 70 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tất nội dung câu chuyện trong khoảng 8 – 10 dòng.
Trả lời:
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa – Kiều Phương. Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê – họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh “Anh trai tôi”, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.
Hoặc:
Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua. Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia. Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
Câu 2 trang 70 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiểu Phương).
Trả lời:
Nhân vật người anh | Nhân vật người em |
– Hay gắt gỏng, nổi nóng bực mình với em gái – Khi thấy em gái có tài năng hội họa, được mọi người quan tâm thì tự ti, chán nản đố kị – Không vui khi thấy em mình được giải Nhất cuộc thi vẽ → Tính cách còn tự ti và đôi chút độ kị với em gái mình |
– Hay nghịch ngợm lục lọi nhưng lại rất vui vẻ – Luôn yêu thương, quý mến anh trai của mình. – Ôm lấy cổ anh và muốn anh đi nhận giải cùng với mình → Cô bé có trái tim và lòng nhân hậu |
Câu 3 trang 70 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tổ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?
Trả lời:
– Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:
+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xong lục,… đều do nó tự chế.
+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.
+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
– Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:
+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
+ Tôi giật sững người.
+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.
– Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
Câu 4 trang 70 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi:
a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?
b) Câu nói “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em hiểu gì về người anh?
c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?
Trả lời:
a) Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình khi nhìn thấy bức tranh vẽ chính mình.
b) Câu nói “Không phải con đâu. Đẩy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em hiểu rằng người anh đã cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của người em và cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.
c) Điều bất ngờ chính là từ bức tranh của người em gái, về tình cảm của người em dành cho anh, và sự xấu hổ của người anh lúc này.
Câu 5 trang 70 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”. Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?
Trả lời:
– Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”.
– Nội dung của dấu ba chấm: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì.
– Dấu ba chấm ở đây thể hiện sự nghẹn ngào, hối hận, không nói nên lời của người anh.
– Em đã từng có tâm trạng ấy rồi, đó là khi em hiểu lầm và nghĩ xấu về một người nào đó nhưng thực sự họ lại là một người tốt.
Câu 6 trang 70 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?
Trả lời:
– Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày.
– Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
Bài trước:
👉 Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 65 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Điều không tính trước sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Bức tranh của em gái tôi sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“