Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU. Nội dung bài Soạn bài Chái bếp sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
CHÁI BẾP
Nội dung chính:
Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.
Hướng dẫn đọc
Câu 1 trang 22 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Cách thể hiện hình ảnh chái bếp của bài thơ này có gì đặc sắc?
Trả lời:
Hình ảnh chái bếp hiện lên lại gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, những kí ức với cha mẹ với những dụng cụ quen thuộc gần gũi: nồi cám, cánh nỏ…
Câu 2 trang 22 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
Trả lời:
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…
⇒ Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.
Câu 3 trang 22 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.
Trả lời:
Tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, thèm và mong muốn được trở lại chốn thân thuộc gần gũi với biết bao kỉ niệm tuổi thơ.
Câu 4 trang 22 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình.
Câu 5 trang 22 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
Trả lời:
– Chủ đề của bài thơ: Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
– Xác định như vậy dựa vào việc từ “chái bếp” được lặp đi lặp lại 7 lần.
Hoặc:
– Chủ đề: sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.
– Dựa trên cơ sở: tác giả nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu. Khi nhắc lại là cảm xúc ùa về, lưu luyến và bịn rịn.
Bài trước:
👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Chái bếp sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“