Nội Dung
Hướng dẫn soạn BÀI 9. HÒA ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN. Nội dung bài Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Nói và nghe
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Để các đối tượng tham gia trò chơi hay hoạt động thống nhất trong cách thức hành động, cần có những quy tắc hoặc luật lệ chung mà tất cả đều hiểu và tuân thủ. Trong phạm vi phần Nói và nghe này, em hãy tập trung giải thích quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em yêu thích.
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
– Đánh dấu đoạn giải thích quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài viết.
– Tóm lược những ý chính của đoạn văn đó.
– Chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ dạng sơ đồ, dụng cụ liên quan đến trò chơi hay hoạt động.
b. Tập luyện
– Em có thể tập nói một mình.
– Nếu em chuẩn bị thuyết trình thì nói theo bản trình chiếu đã chuẩn bị.
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
a. Mở đầu
– Hãy thu hút người nghe bằng thái độ hào hứng của em với trò chơi hay hoạt động.
– Em hãy đặt câu hỏi cho người nghe.
b. Triển khai
– Trình bày theo đề cương đã chuẩn bị.
– Trong khi nói, em có thể dùng cử chỉ, điệu bộ.
c. Kết luận
– Em khẳng định sự thú vị của trò chơi hay hoạt động.
– Em hẹn các bạn cùng tham gia chơi vào một dịp phù hợp.
3. SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý:
Người nghe | Người nói |
• Chú ý theo dõi quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài nói để cảm nhận được sự thú vị của trò chơi hay hoạt động; bày tỏ cảm nhận của mình. • Nếu em có ý định chơi trò chơi đó với các bạn thì ghi nhớ những quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động; nêu thắc mắc của mình để hiểu thấu đáo quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động. • Nhận xét về cách trình bày bài nói của bạn. |
• Lắng nghe chia sẻ của người nghe về bài nói. • Giải đáp thắc mắc của người nghe. • Cảm ơn nhận xét của người nghe. |
BÀI NÓI THAM KHẢO
Giải thích trò chơi nhảy bao bố
Số lượng người chơi trò chơi nhảy bao bố:
Trò chơi nhảy bao bố không giới hạn số lượng người chơi. Chỉ cần chuẩn bị sẵn cho riêng mình một chiếc bao bố để tham gia trò chơi thì bất cứ ai cũng có thể tham gia được nhé.
Dụng cụ chơi trò chơi nhảy bao bố:
– Số lượng bao bố đủ cho số lượng người chơi.
– Phấn để kẻ vạch đích và vạch xuất phát.
Địa điểm chơi trò chơi nhảy bao bố:
Trò chơi nhảy bao bố yêu cầu một khoảng diện tích đủ rộng để có thể thoải mái thi đua với nhau. Có thể là sân làng, sân khu tập thể, công viên, bãi biển…
Cách chơi trò chơi nhảy bao bố tiếp sức:
Người chơi được đều chia làm hai đội trở lên.
Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có vạch kẻ, một vạch xuất phát và một vạch đích.
Mỗi đội sếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao.
Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy.
Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
Lưu ý khi chơi trò chơi nhảy bao bố tiếp sức:
– Người chơi nào nhảy trước khi có hiệu lệnh bắt đầu, nhảy trước khi người chơi trước đó chưa về đích, bỏ bao bố ra khỏi chân trước khi về đích thì coi như thua cuộc.
– Người chơi bị ngã có thể tiếp tục đứng dậy và tiếp tục phần thi.
– Ngoài trò chơi nhảy bao bố tiếp sức, trò chơi nhảy bao bố đôi cũng thường xuyên được sử dụng trong các trò chơi tập thể, hội thi hay team building.
Giải thích trò chơi kéo co
Chào các bạn thân mến, mình là Nguyễn Văn A. Các bạn đã bao giờ chơi Kéo co chưa? Đây là một trò chơi dân gian vô cùng thú vị.
Sau đây mình xin giải thích cho các bạn về quy tắc của trò chơi kéo co nhé.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1, 2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, với mình trò chơi kéo co vẫn mang một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, khi nào có dịp, chúng mình cùng chơi kéo co nhé!
Bài trước:
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“