Soạn bài Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 1. Truyện. Nội dung bài Soạn bài Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.


NÓI VÀ NGHE

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1. Định hướng

a) Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách viết bài văn kể lại một truyền truyền thuyết hoặc cổ tích. Ở phần Nói và nghe, các em không viết thành văn mà kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích đó bằng lời.

b) Để kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, các em cần:

– Bám sát các sự kiện chính của truyện, nhưng cũng có thể sáng tọa thêm các chi tiết, hình ảnh, cách kết thúc truyện,…

– Phân biệt kể miệng (văn nói) với kể bằng viết (văn viết); chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,…) phù hợp với nội dung câu chuyện. Trong trường hợp cần thiết, người kể có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video,…)


2. Thực hành

Bài tập trang 30 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời của em.

a) Chuẩn bị

– Đọc lại truyện.

– Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết đề bổ sung, chỉnh sửa.

– Chú ý kiểm tra các sự kiện chính, các yếu tố sáng tạo trong nội dung và cách kể lại câu chuyện.

c) Nói và nghe

– Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kẻ lại truyện trước tổ hoặc lớp.

– Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể đẻ câu chuyện trở nên hấp dẫn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Nhớ lại, rút kinh nghiệm vẻ nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:

– Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân.

+ Nội dung truyện Thánh Gióng đã đây đủ chưa? Còn thiếu những gì?

+ Nội dung, chỉ tiết, lời kẻ và cách kẻ của em có gì sáng tạo?

+ Vẻ cách kể: Giọng kẻ, điệu bộ… thế nào?

– Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân.

+ Đã hiểu và nắm được nội đung chính của câu chuyện được nghe chưa? Có nhận xét được về yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn không?

+ Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?


BÀI NÓI THAM KHẢO

Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của em

Thánh Gióng là câu chuyện truyền thuyết đã truyền từ đời này sang đời khác về một người anh hùng tại làng Phù Đổng, Truyện ca ngợi công lao giết giặc cứu nước của Thánh Gióng khi tuổi còn rất nhỏ. Sau đây là gợi ý kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng theo lời văn của em.

Vào thời Hùng Vương thứ sáu, có một cặp vợ chồng, mặc dù họ đã già, nhưng chưa có con. Sáng sớm khi bà đi ra đồng, bà đột nhiên nhìn thấy một dấu chân rất lớn trên mặt đất, bà hoảng hốt kêu lên:

– Ôi, trời ơi! Dấu chân của ai to thế này!

Cảm thấy lạ, bà ấy đặt chân vào ướm thử xem, rồi bà ấy đã mang thai ngay khi về nhà. Không giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh một bé trai và đặt tên là Gióng. Nó đã ba tuổi nhưng không thể nói và cười. Những người hàng xóm xung quanh bắt đầu bàn tán về đứa trẻ kỳ lạ. Họ nghĩ rằng bà ấy đang mang thai một cách kỳ lạ, vì vậy em bé không được sinh ra bình thường.

Trong năm đó, kẻ thù đã xâm lược đất nước chúng ta. Kẻ thù rất đông đúc và hung hăng, bất cứ nơi nào họ đi, họ cũng cướp bóc và tiêu diệt nhân dân ta. Quân đội của vua Hùng liên tục xuất hiện trong trận chiến, nhưng không thể đánh bại số lượng áp đảo quân địch.

Trước tình hình này, vua Hùng rất lo lắng, cử phái viên đến tất cả các vùng miền để tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với sự căm ghét sôi sục của quân địch, ý chí mạnh mẽ để bảo vệ đất nước, người dân cả làng đã yêu cầu nhà vua để làng chiến đấu với kẻ thù.

Bầu không khí chiến đấu với kẻ thù để cứu nước lan rộng khắp nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn bã và mong rằng nếu Gióng bình thường như những người khác, cậu sẽ tham gia lực lượng để chiến đấu với kẻ thù. Bài hát ru của người mẹ được nuôi dưỡng một cách nghiêm túc nhưng cũng đầy thúc giục: “Hãy là một cậu bé đứng trên thế giới / Làm thế nào để xứng đáng với loại rồng cổ tích”.

Những đứa trẻ khác nhìn thấy Gióng vẫn còn ngủ nói: “Đứng dậy! Cả làng Phù Đổng xin nhà vua cho cậu chiến đấu với kẻ thù! “. Những lời này dường như có sức mạnh đánh thức mọi người ngủ thiếp đi ở Gióng, Gióng đột nhiên kêu gọi mẹ cho con chiến đấu với kẻ thù: “Mẹ ơi! Vui lòng gọi cho người đưa tin vào đây “.

Mẹ của Gióng rất ngạc nhiên, câu chuyện quốc gia không phải là trò đùa của trẻ em, nhưng Gióng vẫn khăng khăng: “Xin hãy tin con, con có thể chiến đấu với kẻ thù”. Mẹ của Gióng đến gặp trưởng thôn và mời sứ giả đến gặp Gióng.

Gióng nói với sứ bằng một giọng nói rõ ràng và quyết đoán: “Xin hãy bảo nhà vua làm cho tôi một con ngựa sắt, một cây roi sắt và một bộ giáp sắt”. Người sứ giả cũng hoài nghi lúc đầu, Gióng dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng vào thời điểm đó, có một con rồng bay từ hư không và bay lên trời xanh, biết là thiên ý, sứ giả vội vã trở về với nhà vua.

Từ ngày đó, Gióng bỗng dưng lớn lên như thổi, ăn vô cùng nhiều, anh vươn vai để trở thành một anh chàng khỏe mạnh, đẹp trai, đẹp trai. Những vật dụng cần thiết đã được mang đến, Gióng và ngựa lên đường chiến đấu với kẻ thù.

Bất cứ nơi nào chiến đấu, kẻ thù đều sợ hãi chạy trốn đến đó. Với tinh thần mạnh mẽ của mình, khi roi sắt bị gãy. Gióng nhanh chóng kéo lên một bụi tre bên đường, và ném nó vào kẻ thù. Vị tướng địch cùng đường phải giơ tay cầu xin hàng hóa, chiến thắng thuộc về nhân dân văn lang nước nhà.

Vào thời điểm đó, con ngựa của Gióng đang đến gần chân núi Sóc Sơn. Gong cởi bỏ tất cả áo giáp của mình và cả cơ thể và con ngựa của anh ta bay thẳng lên bầu trời.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của việc giúp tiêu diệt kẻ thù và cứu nước, người ta đã lập một ngôi chùa và phong cho ông Phù Đổng Thiên Vương.

Bài tham khảo 2:

Xin chào các bạn, hôm nay tôi rất vui khi được kể cho các bạn nghe một câu truyện truyền thuyết mà tôi cực kì tâm đắc đó là truyền thuyết Thánh Gióng.

Các bạn biết không, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Lúc đó tình hình đất nước ta lâm nguy lắm các bạn ạ, giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Một điều kì lạ đã xảy ra, từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Vừa rồi, tôi đã kể cho các bạn nghe câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng, các bạn có thấy câu chuyện đó thật hấp dẫn và nhiều ý nghĩa không. Mặc dù đã đọc câu chuyện này rất nhiều lần nhưng mỗi lần đọc lại niềm tự hào lại trào dâng trong tôi. Nhắc nhở tôi phải cố gắng học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.

Bài tham khảo 3:

Em được cô giáo giảng dạy nhiều truyền thuyết về các vị anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm loại nào cũng hay cũng hấp dẫn và để lại ấn tuợng sâu sắc trong em. Nhưng bản thân em vẫn mãi khắc ghi một truyền kỳ về người anh hùng ở làng Gióng, được truy phong là Phù Đổng Thiên Vương, mà nhân dân Việt Nam ta đời đời nhớ ơn.

Tương truyền rằng vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng già chăm chỉ làm ăn sinh sống ở làng Gióng. Thế nhưng hai người mãi chẳng có lấy một mụn con. Vì tuổi đã cao mà chưa có con nên ước muốn lớn lao nhất của họ chính là có một đứa con. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, phúc đức bao lâu nay đã được đền đáp lại.

Kì lại ở chỗ là tận mười hai tháng bà mới sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Hai ông bà vô cùng mừng rỡ khi sinh được con thế nhưng lại lo lắng, buồn bã không hiểu sao. Ấy là kể từ khi ra đời, đứa trẻ đó lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Thật chẳng giống một đứa bé bình thường một chút nào!

Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta khiến ai nấy cũng đều khiếp sợ. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, ép đất nước lúc này rơi vào tình cảnh khốn khổ. Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, hi vọng có thể tìm được người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin và khi đến làng Gióng thì có tin mừng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con”. Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, liền mời sứ giả vào ngay.

Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả liền nghi ngờ liệu một đứa trẻ có thật sự cứu giúp đất nước hay không. Thế nhưng cũng mừng rỡ vì đã có người dám đứng lên chống giặc, liền vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé. Lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu cứ ăn mãi ăn mãi mà vẫn cứ đòi ăn thế nên dân làng cùng nhau góp gạo nuôi cậu. Ai nấy cũng hi vọng cậu sẽ giúp đất nước yên ổn trở lại. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.

Giặc vừa đến núi Trâu cũng là lúc nhà vua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Khoác lên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt, Thánh Gióng bỗng trở thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Trước khi đi, cậu cảm ơn đức sinh thành của cha mẹ, cảm ơn làng xóm đã góp phần nuôi lớn mình. Nhảy lên mình ngựa, ngứa hí dài vang dội khắp đất trời, Thánh Gióng lên đường đi đánh giặc.

Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Thánh Gióng đón đầu chúng, đến những nơi có giặc, không để đường lui cho kẻ thù. Khi roi sắt gãy, Gióng liền nhổ những cụm tre bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Chẳng mấy chốc, một mình Thánh Gióng đã tiêu diệt toàn bộ quân giặc. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.

Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng tư hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông. Người ta vẫn thường truyền tai nhau những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp…

Em rất thích đọc câu truyện này vì câu truyện này thể hiện người Việt Nam có truyền thống yêu chuộng hòa bình và muốn có người anh hùng chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ. Chính vì thế, Thánh Gióng được xây dựng bởi nhiều chi tiết kì ảo, mang trong mình sức mạnh vô biên – hình tượng anh hùng của muôn đời.


Bài trước:

👉 Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Em bé thông minh sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com