Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 8. Văn bản nghị luận. Nội dung bài Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 47 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
1. Nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến)
Trước một hiện tượng trong đời sống, có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Nêu lên ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng cụ thể nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến của người viết, người nói về hiện tượng ấy chính là nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến).
2. Văn bản và đoạn văn
Văn bản là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp. Thông thường, văn bản là bài nói, bài viết (lá đơn, bức thư, bài thơ, truyện kế, thông báo, bài văn nghị luận,…) có các bộ phận thống nhất về chủ đề (xoay quanh một vấn đề nhất định), liên kết bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo thứ tự hợp lí.
Văn bản có thể gồm một hoặc một số đoạn văn. Mỗi đoạn văn thể hiện một chủ đề nhỏ; hết đoạn văn, phải xuống dòng. Ở dạng phổ biến (điển hình), đoạn văn gồm một số câu, trong đó thường có một câu nêu chủ đề của đoạn văn (câu chủ để), một số câu phát triển chủ đề (câu phát triển).
3. Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.
Ví dụ: sơn hà, quốc gia,…
Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa.
Ví dụ: sơn hà – núi sông
Việt Nam có rất nhiều hà (x) → Việt Nam có rất nhiều sông (✔)
Bài trước:
👉 Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 47 sgk Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“