Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 54 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 8. Truyện lịch sử và tiểu thuyết. Nội dung bài Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 54 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Truyện lịch sử Là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Cốt truyện Là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm
Bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
Nhân vật chính thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.
Ngôn ngữ phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật … tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

2. Cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến

Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến
Tác giả tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa; thường là cốt truyện của các truyện ngắn, truyện vừa, thậm chí cả tiểu thuyết. Tác giả trình bày một chuỗi sự kiện, nhằm phản ánh nhiều bình diện của đời sống; tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật; có dung lượng lớn. Chuỗi sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính trong tác phẩm có nhiều chủ đề.

3. Câu khẳng định và câu phủ định

Câu khẳng định Câu phủ định
Câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định. Về hình thức, câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang nghĩa phủ định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”, tức là lặp hai lần từ ngữ mang nghĩa phủ định. Câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó. Về hình thức, câu phủ định thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải, đâu (có), có… đâu, làm gì, làm sao…

Bài trước:

👉 Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 54 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com