Soạn bài Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 3. Văn bản thông tin. Nội dung bài Soạn bài Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại

Nội dung chính:

Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.


1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 70 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.

Trả lời:

Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất.

Hoặc:

Lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ mực nước dòng chảy trên sông vượt lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê hay gây vỡ đê khiến nước trực tiếp tràn vào khu dân cư được bảo vệ.


Câu hỏi trang 70 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Đã bao giờ em chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Hãy nêu những hiểu biết của em về nguyên nhân, tác hại của lũ lụt để vận dụng khi đọc văn bản này.

Trả lời:

– Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi.

– Nguyên nhân: triều cường, bão, nước biển dâng…

– Tác hại: làm hại, gây hư hỏng sập đổ các công trình giao thông, gây thương vong về người và động vật…

Hoặc:

– Em đã từng chứng kiến cảnh lũ lụt trong một lần về thăm quê. Hôm ấy, đám mây dày đặc kéo tới phủ khắp cả trời sét đùng đùng, cơn giông và gió giật rất mạnh, sét liên tục xé toạc bầu trời. Sau trận mưa, ngoài đường cây cối, cột điện đổ rạp khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn, mùa màng ngập úng.

– Nguyên nhân xảy ra lũ lụt: do nước biển dâng làm tràn ngập nước vùng ven biển.

– Tác hại của lũ lụt: làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa,… người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn do ngập nước gây ra.


2. Đọc hiểu

Câu hỏi trang 70 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản chưa?

Trả lời:

Nội dung sa pô mới nhắc đến lí giải khái niệm lũ lụt và tác hại của lũ lụt, chưa đề cập đến nguyên nhân xảy ra lũ lụt đầy đủ như tên bài.


Câu hỏi trang 70 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Trong phần Lũ lụt là gì?, thông tin được trình bày theo cách nào?

Trả lời:

Trong phần Lũ lụt là gì ?, thông tin được trình bày theo phân loại, bóc tách khái niệm, sau đó hợp nhất lại.


Câu hỏi trang 70 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Có những loại lũ nào?

Trả lời:

Có ba loại lũ: lũ ống, lũ quét, lũ sông.


Câu hỏi trang 71 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Bức ảnh minh họa cho hiện tượng gì?

Trả lời:

Bức ảnh minh họa cho hiện tượng ngập lụt ở nơi người dân sinh sống.


Câu hỏi trang 71 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Thông tin từ các đề mục in đậm khác gì các đề mục in đậm nghiêng?

Trả lời:

Thông tin từ các đề mục in đậm là khái quát nội dung chính của từng phần, còn các đề mục in nghiêng là diễn giải, làm nổi bật cho đề mục in đậm.


Câu hỏi trang 72 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Chú ý các số liệu và tác dụng của chúng.

Trả lời:

– Các số liệu: Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng.

– Tác dụng: tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan, làm cho người đọc hình dung và đón nhận thông tin một cách nhanh chóng hơn.


Câu hỏi trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nào?

Trả lời:

Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách phân loại các tác hại của lũ lụt.


TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Hãy xác định bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại. Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hay kí hiệu cho các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ.

Trả lời:

– Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

– Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

– Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt


Câu 2 trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiệu quả của nó.

Trả lời:

– Người viết đã chọn cách phân loại các nội dung chính của văn bản để triển khai ý tưởng nhằm sáng tỏ nhan đề văn bản và thông tin của văn bản.

– Biểu hiện:

+ Phần “Lũ lụt”: diễn giải từng khái niệm của “lũ lụt” thành hai ý là “lũ” và “lụt.

+ Phần “Nguyên nhân gây ra lũ lụt”: triển khai thành các ý lớn đưa ra các nguyên nhân gây ra lũ lụt.

– Hiệu quả: giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được các thông tin quan trọng trong văn bản.


Câu 3 trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích giúp người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về lũ lụt.


Câu 4 trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Nêu nhận xét về cách tác giả giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) trong văn bản này.

Trả lời:

Cách trình bày diễn giải từng khái niệm của “lũ lụt” thành hai ý là “lũ” và “lụt. Sau đó mới rút ra định nghĩa tổng quát về lũ lụt.


Câu 5 trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung? Bản thân em thấy cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?

Trả lời:

– Nhận xét: Hằng năm ở Việt Nam và trên thế giới đều phải hứng chịu những trận lũ lụt lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của.

– Sau khi đọc văn bản, em muốn biết thêm thông tin về cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra để cố gắng giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.


Câu 6 trang 73 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và nêu một số thông tin bổ sung (kênh chữ, hoặc kênh hình) về hiện tượng lũ lụt chưa có trong văn bản này.

Trả lời:

Một số thông tin về lũ lụt ở miền Trung

Lũ lụt miền Trung năm 2020 (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ, Lũ lịch sử) là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 10, rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 2020 đến ngày 1 tháng 12 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng hai đợt áp thấp và bão Linfa chỉ trong một tuần, đợt Lũ lịch sử 2020 diễn ra phức tạp với nhiều cơn áp thấp và bão lớn tháng 10 như bão Nangka, bão Saudel, bão Molave; rồi đến tháng 11 với bão Goni, bão Etau, bão Vamco, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn.


Bài trước:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com