Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn Bài 4. Hài kịch và truyện cười. Nội dung bài Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


VIẾT

Nghị luận về một vấn đề của đời sống

1. Định hướng

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí,…; Bài này tập trung rèn luyện viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu chung của kiểu bài này là:

– Cần nêu lên được hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.

– Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về hiện tượng đó.

– Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng của đời sống, các em cần lưu ý:

– Xác định hiện tượng của đời sống cần bàn luận. Hiện tượng của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,…

– Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.

– Cần nêu được ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tình hay phản đối,…

– Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.


2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập trang 103 Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích.

a) Chuẩn bị

– Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin trước khi viết: nội dung chính, kiểu bài viết và phạm vi bằng chứng cần huy động.

– Tìm hiểu nghĩa của các từ: háo danh, “bệnh” thành tích.

– Đọc sách, báo và tìm những bằng chứng về hiện tượng háo danh, “bệnh” thành tích.

– Ghi chép lại những thông tin liên quan đến các hiện tượng nêu ra trong đề, kể cả tranh, ảnh, bảng biểu, sơ đồ,…(nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Thế nào là hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

→ Hiện tượng háo danh: là sự ham muốn, thèm khát một cái tên định vị cho mình, trong mối tương quan của cá nhân với cộng đồng.

Bệnh “thành tích”: “bệnh” ở đây là thói xấu hoặc khuyết điểm về tư tưởng tạo nên những hành động đáng chê trách hoặc gây hại, “thành tích” là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được, “bệnh thành tích” là tư tưởng thích được khen ngợi, đánh giá cao nên tạo ra những thành tích không có thật hoặc chạy theo thành tích bên ngoài mà không chú trọng đến thực chất và các mặt lợi, hại của nó khi giá trị thực bên trong không được đảm bảo.

+ Các biểu hiện cụ thể của hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích là gì?

→ Vì thành tích, chạy theo thành tích mà bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên…

+ Có những ví dụ nào tiêu biểu về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

→ Thời phong kiến, ở làng xã phải nộp tiền để mua danh, nói hình tượng rằng “muốn đỏ môi thì phải tốn tiền”. Chẳng hạn như “kỳ mục” là danh vị mà làng nào cũng có,… + Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích có liên quan với nhau như thế nào?

+ Vì sao cần phê phán hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

→ Rất nguy hại, dễ dàng làm tha hóa một bộ phận trong xã hội, vì vậy, nhận diện đúng căn bệnh để phòng ngừa, chữa trị, không để lây lan,…

+ Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?

→ Đối với người quản lí và chính sách quản lí:

+ Cần xem xét một cách toàn diện mối quan hệ giữa thành tích đạt được với cách thức và quá trình đạt được nó để xác định chính xác thực chất giá trị của thành tích.

+ Cần đặt ra những mục tiêu có tính thực tế, những kế hoạch cụ thế đế tạo cơ sở thực tế cho những thành tích sau này.

+ Cần quản lí chặt chẽ và điều tra nghiêm túc để loại bỏ những thành tích ảo.

– Đối với mỗi cá nhân:

+ Cần nâng cao hiểu biết để nhận rõ cái lợi, cái hại, điều cần thiết và những gì không thực sự cần cho sự phát triển chung.

– Lập dàn ý cho bài viết bằng cách tổ chức hệ thống các ý đã tìm được theo cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

I. Mở bài

– “Bệnh thành tích” khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh đã có từ lâu.

– “Bệnh thành tích” gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.

II. Thân bài

– Giải thích thế nào là “bệnh thành tích”?

+ Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.

+ Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.

– Nguyên nhân của “bệnh thành tích”.

+ “Bệnh thành tích” bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt… để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.

+ Do bản thân háo danh, tư lợi.

+ Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.

+ Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.

– Biểu hiện của “bệnh thành tích”.

+ Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần… nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là “ảo”.

+ Ở từng cá nhân: “Bệnh thành tích” thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân “học giả bẳng giả”, “học giả bằng thật”, mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch… có rất nhiều trong xã hội ngày nay.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi… hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng).

+ Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty… làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương…

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị “rút ruột”, gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng).

– Tác hại của “bệnh thành tích”.

+ “Bệnh thành tích” dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn…

+ “Bệnh thành tích” ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

– Những biệp pháp khắc phục “bệnh thành tích”.

+ Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói “tốt khoe, xấu che”.

+ Xã hội cần kiên quyết nói “không” với “bệnh thành tích” bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.

+ Cần có mức độ xử lý kỷ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc “bệnh thành tích”, gây hậu quả nghiêm trọng.

III. Kết bài

– Chúng ta phải nhận thức rõ rằng “bệnh thành tích” là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ “bệnh thành tích” và phải trung thực với chính mình.

– Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp.

– Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.

c) Viết

Dựa vào dàn ý để viết bài văn nghị luận về một hiện tượng của đời sống; trong khi viết, chú ý vận dụng cách huy động bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 32) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Bài viết tham khảo:

Ai cũng đều thích đạt được thành tích tốt, có danh tiếng tốt và nhận được sự khen ngợi của mọi người xung quanh. Thế nhưng hiện nay, xã hội đã xuất hiện hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích đang gây ra nhiều tác hại.

Trước hết, “háo danh” là một hiện tượng tiêu cực, chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Còn “bệnh” thành tích là là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được khen ngợi nhưng thực chất bên trong không được như vậy. Hiện tượng háo danh đôi khi chính là nguyên nhân gây ra căn “bệnh” thành tích, bởi chúng ta chỉ quan tâm đến bên ngoài – cốt sao cho danh tiến được tốt đẹp mà không chú trọng đến bên trong.

Xét về hướng tích cực, mọi người đều mong muốn trở một một người có giá trị. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu xuất phát từ năng lực cá nhân, được xã hội công nhận. Danh tiếng đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Nhưng ngược lại, nếu danh tiếng trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng háo danh. Chúng ta có thể kể đến nhiều ví dụ trong cuộc sống, một nam ca sĩ đã trở thành tâm điểm phê phán khi tổ chức sự kiện quảng bá bộ phim tiểu sử về cuộc đời mình lấy tên là Hào quang rực rỡ – The King. Khán giả cho rằng nam ca sĩ đã ngạo mạn khi tự xưng mình là The King – tạm dịch là vua. Năm 2019, một người đàn ông gây xôn xao dư luận khi nhận mình là một nhà báo quốc tế, Tổng biên tập tạp chí chống tham nhũng và hợp tác quốc tế, tiến sĩ danh dự từ Vương quốc Anh… Nhưng sau đó, người ta phát hiện ra rằng mọi thứ chỉ là khai man, không được xác thực…

Cũng như vậy, thành tích chính là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của con người. Nhưng khi con người trở nên quá coi trọng thành tích, nó sẽ trở thành một căn bệnh. Và “ bệnh” thành tích đang xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề. Nhưng đáng báo động nhất là ngành giáo dục – khi đây là ngành đào tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục sẽ gây ra sự đối lập giữa hình thức và thực tế, vấn đề bản chất không được quan tâm mà chủ yếu tập trung vào “bề nổi”. Học sinh – những đối tượng chính của hoạt động giáo dục sẽ dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng học tập mà chỉ chạy theo những điểm số không có thật, trong khi kiến thức của bản thân vô cùng hạn hẹp. Thầy cô giáo chỉ biết chạy theo thành tích sẽ dẫn đến đánh mất đi nhiệt huyết với nghề nghiệp, không còn những bài giảng say sưa, tâm huyết. Đó còn là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra, đánh giá tiếp tay cho tham nhũng, quan liêu trong xã hội.

Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Nó sẽ làm mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người xung quanh. Chúng ta đều biết rằng một xã hội muốn phát triển thì cần có nhân tài, mà nhân thì phải có năng lực thực sự. Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích khiến cho người ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất. Ngoài ra, con người sẵn sàng lừa dối mọi người xung quanh và dần trở nên thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân.

Tục ngữ có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã cho thấy rõ một điều rằng con người ta quan trọng chất lượng chứ không thể lấy cái bề ngoài, cái số lượng để đánh giá giá trị của một vấn đề. Do đó chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng háo danh cũng như “bệnh” thành tích. Các bộ, ngành và cơ quan chức năng cần có những cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những thành tích ảo. Nếu cố ý vi phạm thì cần có biện pháp xử lý đích đáng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi người .

Đất nước chúng ta đang trên đường hội nhập và phát triển, mỗi người cần tự khẳng định được giá trị của bản thân mình để giành lấy một chỗ đứng nhất định. Mỗi người cần đi lên bằng chính khả năng của bản thân, tránh xa hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích.

2.2. Rèn luyện kĩ năng nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng

a) Cách thức

Bằng chứng là các ví dụ cụ thể (con người, sự kiện, số liệu, thơ văn,…) mà người viết dẫn ra để làm sáng tỏ ý kiến và lí lẽ, tạo nên sức thuyết phục cho bài nghị luận. Có hai loại bằng chứng cơ bản: bằng chứng từ đời sống và bằng chứng trong thơ văn.

Trong bài văn nghị luận, người viết không chỉ nêu ra bằng chứng mà còn phải phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ cho lí lẽ, ý kiến. Các bằng chứng lấy nguyên văn từ sách vở, thơ văn cần để trong dấu ngoặc kép và ghi rõ nguồn trích.

b) Bài tập

– Nhận biết hai loại bằng chứng trong hai đoạn văn sau:

+ Đoạn 1: “Trên lĩnh vực kinh tế, thời gian có những vụ án thất thoát hàng ngàn tỉ đồng sau khi bị phanh phui đều thấy có bóng dáng của “bệnh” thành tích, háo danh. Biểu hiện thường thấy của “bệnh” này là đẩy nhanh tiến độ dự án, công trình để chào mừng một sự kiện nào đó. Do đó, người ta sẵn sàng bỏ bớt công đoạn trong quy trình từ chi tiền, thi công đến nghiệm thu,…miễn sao có thành tích kịp và vượt thời gian phục vụ cho “cắt băng khánh thành”. Và hậu quả của việc chạy theo thành tích bằng mọi giá là công trình, dự án nhanh chóng xuống cấp, không đảm bảo chất lượng. (tuyengiao.vn, 24-09-2019).

+ Đoạn 2: “Háo danh là “căn bệnh” được nhà viết kịch Mô-li-e thể hiện rất sinh động và hài hước trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang. Ở văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, chỉ vì được đám phó may, thợ phụ gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”,…mà ông đã sung sướng, hả hê: “Cụ lớn, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thương lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây”. Kết quả là ông đã mất rất nhiều tiền thưởng vì cái “bệnh” háo danh ấy.”.

– Tìm thêm một bằng chứng từ thực tế đời sống và một bằng chứng trong thơ văn cho đề bài ở mục 2.1. Thực hành viết theo các bước.

Trả lời:

– Bằng chứng đoạn 1: Người ta sẵn sàng bỏ bớt công đoạn trong quy trình từ chi tiền, thi công đến nghiệm thu,…miễn sao có thành tích kịp và vượt thời gian phục vụ cho “cắt băng khánh thành”.

– Bằng chứng đoạn 2: Ở văn bản Ông Giuốc-đanh …mà ông đã sung sướng, hả hê: “Cụ lớn, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thương lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây”.

– Bằng chứng từ thực tế đời sống: Phụ huynh muốn con em mình điểm cao mà sẵn sàng đưa tiền bồi dưỡng các thầy cô, thầy cô vì muốn học trò được điểm cao lấy thành tích cho trường mà mua chuộc giám thị. Chúng ta biết rằng kết quả thi cử của học sinh sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và nhà trường. Từ đó nếu có một kết quả thi tốt của học sinh, thầy cô sẽ được khen thưởng, nâng lương. Và những phụ huynh học sinh cũng có được một bảng điểm đẹp cho con em mình. Ai cũng được lợi. Bên cạnh những phụ huynh thực sự muốn con em mình đi lên bằng chính sức lực của chúng không ít những phụ huynh vẫn đang tìm mọi cách giúp con có một bảng điểm đẹp, với hy vọng con có một tương lai tươi sáng sau này. Điều đó từ sâu xa đều xuất phát từ lòng thương con của cha mẹ. Ai mà không muốn con mình có một tương lai tốt đẹp hơn. Cứ tới mỗi kỳ thi, chúng ta lại bắt gặp những cuộc trò chuyện như “Đã lo chỗ nào chưa?”, “Đã đi thầy/cô này chưa?”. Chính tình thương quá đáng của bậc cha mẹ đã vô tình trở thành công cụ cho bệnh thành tích ngày càng lây lan rộng hơn.

– Bằng chứng từ thơ văn: Người xưa có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã cho thấy rõ một điều rằng con người ta quan trọng chất lượng chứ không thể lấy cái bề ngoài, cái số lượng để đánh giá giá trị của một vấn đề. Căn bệnh thành tích ngày nay đã đảo lộn mọi giá trị tốt đẹp ấy, đã phá vỡ đi những truyền thống văn hóa của dân tộc. Căn bệnh ấy sẽ khiến những cá nhân tự mãn về bản thân, cho mình luôn giỏi giang nhưng thực chất là không phải. Và ảo tưởng thì thường sẽ không có thật, không thể tồn tại lâu dài.


BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trình bày ý kiến của em về vấn đề “Tự tin và khiêm nhường”

I. Mở bài

– “Bệnh thành tích” khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh đã có từ lâu.

– “Bệnh thành tích” gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.

II. Thân bài

– Giải thích thế nào là “bệnh thành tích”?

+ Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.

+ Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.

– Nguyên nhân của “bệnh thành tích”.

+ “Bệnh thành tích” bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt… để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.

+ Do bản thân háo danh, tư lợi.

+ Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.

+ Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.

– Biểu hiện của “bệnh thành tích”.

+ Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần… nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là “ảo”.

+ Ở từng cá nhân: “Bệnh thành tích” thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân “học giả bẳng giả”, “học giả bằng thật”, mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch… có rất nhiều trong xã hội ngày nay.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi… hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng).

+ Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty… làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương…

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị “rút ruột”, gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng).

– Tác hại của “bệnh thành tích”.

+ “Bệnh thành tích” dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn…

+ “Bệnh thành tích” ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

– Những biệp pháp khắc phục “bệnh thành tích”.

+ Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói “tốt khoe, xấu che”.

+ Xã hội cần kiên quyết nói “không” với “bệnh thành tích” bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.

+ Cần có mức độ xử lý kỷ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc “bệnh thành tích”, gây hậu quả nghiêm trọng.

III. Kết bài

– Chúng ta phải nhận thức rõ rằng “bệnh thành tích” là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ “bệnh thành tích” và phải trung thực với chính mình.

– Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp.

– Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.


Bài trước:

👉 Soạn bài Thi nói khoác sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com