Nội Dung
Hướng dẫn soạn BÀI 3: NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG. Nội dung bài Soạn bài ÔN TẬP Bài 3 trang 75 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
ÔN TẬP
Câu 1 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
Trả lời:
– Khái niệm: văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định.
– Đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện nay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học.
Câu 2 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Tóm tắt ý kiến, lí lẽ,bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong bài dựa vào bảng sau:
Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian | Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” | Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” | |
Ý kiến | |||
lí lẽ và bằng chứng | |||
Mục đích viết | |||
Nội dung chính |
Trả lời:
Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian | Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” | Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” | |
Ý kiến | Thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân. | -Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình. -Ý kiến 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc. |
Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. |
Lí lẽ và bằng chứng | – Lí lẽ 1: Qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. + Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời – Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự lanh lẹ, thích ứng nhanh của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội phong kiến không còn quá nhiều ràng buộc khắt khe về quan niệm sống, khoảng cách giữa các tầng lớp người trong xã hội cũng được xóa bỏ dần. + Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí. – Lí lẽ 3: người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, không còn là danh dự của triều đình nữa mà nhấn mạnh lợi thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ triều đình. + Bằng chứng 3: Người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. |
– Lí lẽ 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình. + Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm. + Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. + Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài. + Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục. + Bằng chứng 1.2: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí. + Bằng chứng 1.3: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở. – Lí lẽ 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc. – Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. – Bằng chứng 2.2: “Sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng. |
– Chi tiết chiếc lá cuối cùng: + Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh. – Kết thúc bất ngờ: + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng. + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. |
Mục đích viết | Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh. | Bình luận về vẻ đẹp của hoa sen. | Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. |
Nội dung chính | Khẳng định trí thông minh của nhân dân. | Khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ hiếm có của hoa sen, đề cao phẩm chất sống cao thượng, lương thiện, cốt cách cao đẹp. | Khẳng định sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ. |
Câu 3 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Khi biết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý:
– Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.
– Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến.
– Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
– Bố cục bài viết cần đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài.
Câu 4 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm?
Trả lời:
♦ Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:
– Bước 1: Chuẩn bị thảo luận
+ Lập nhóm và phân công việc cụ thể.
+ Tìm hiểu và chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
– Bước 2: Thảo luận
+ Trình bày ý kiến
+ Phản hồi các ý kiến
♦ Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:
– Người nghe:
+ Nhận xét trọng tâm.
+ Nêu điều em cho là hay nhất.
+ Bổ sung ý kiến cho bạn.
– Người nói:
+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu tiến, học hỏi.
+ Làm rõ vấn đề người nghe hỏi.
+ Rút kinh nghiệm cho bản thân.
Câu 5 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
– dân gian: ở trong nhân dân.
– trí tuệ: sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực.
– sứ giả: người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân.
– bình dân: con người bình thường, không xa hoa, đơn giản.
– bất công: không công bằng, phân biệt đối xử về mọi mặt.
– hoàn mĩ: đẹp đẽ hoàn toàn.
– triết lí: nguyên lí, đạo lí về cuộc sống, vũ trụ và nhân sinh.
– bất hạnh: không may gặp phải điều rủi ro, đau khổ.
– nguy kịch: nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn, tính mạng.
– hạnh phúc: một trạng thái cảm xúc vui vẻ của người.
Câu 6 trang 75 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Em hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau:
Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta?
Trả lời:
Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng
– Ý kiến của tôi: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
– Ý kiến khác 1: Truyện gửi gắm thông điệp: hãy yêu thương để cuộc sống hạnh phúc hơn.
– Ý kiến khác 2: Kể về số phận bất hạnh của những người nghệ sĩ nghèo.
– Ý kiến 3: Tác phẩm truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh.
⇒ Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhận văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau, gợi ra nhiều suy nghĩ khác nhau.
Bài trước:
👉 Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Cốm vòng sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài ÔN TẬP Bài 3 trang 75 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“