Nội Dung
Hướng dẫn soạn BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH. Nội dung bài Soạn bài Sự tích Hồ Gươm sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
VĂN BẢN 2
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Nội dung chính:
Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi trang 22 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này?
Trả lời:
Giới thiệu về Hồ Gươm:
– Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích khoảng 12 ha.
– Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.
– Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên…
– Hồ Gươm Hà Nội được nhiều người yêu thích ngoài bởi không gian thấm đẫm dấu ấn văn hóa, lịch sử thì sự hài hoà giữa yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và cả con người ở đây cũng khiến cái không gian đó trở nên thật đặc biệt, cuốn hút.
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Dự đoán trang 23 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
Trả lời:
Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.
2. Suy luận trang 24 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” điều gì?
Trả lời:
Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” rằng cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả lại.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 24 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Trả lời:
– Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường.
– Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết: thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.
Câu 2 trang 24 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây?
Trả lời:
Sự việc | Thời gian | Không gian |
Cho mượn gươm thần | Khi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua | Tìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núi |
Đòi lại gươm thần | Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua | Hồ Tả Vọng |
Câu 3 trang 25 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn và dài lâu.
– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
⇒ Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự hợp sức đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.
Câu 4 trang 25 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
Trả lời:
– Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ, việc Lê Lợi trả gươm thần còn thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa.
– Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện tư tưởng sống với thái độ biết ơn, có vay có trả của dân tộc ta.
Câu 5 trang 25 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:
– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi
– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể
Trả lời:
– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ.
– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể: “Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ“.
Câu 6 trang 25 Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
Trả lời:
Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết:
– Là tác phẩm được lưu truyền trong dân gian.
– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử.
– Có sử dụng các yếu tố kì ảo.
– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân.
Bài trước:
👉 Soạn bài Thánh Gióng sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Sự tích Hồ Gươm sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“