Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 1. Truyện. Nội dung bài Soạn bài Thánh Gióng sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Thánh Gióng
Nội dung chính:
Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.
1. Chuẩn bị
Câu hỏi trang 15 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?
Trả lời:
– Thời điểm: vào đời Hùng Vương thứ sáu.
– Truyện kể về chuyện một cậu bé sinh ra một cách kì lạ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin đất nước lâm nguy thì lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dẹp sạch quân thù.
– Nhân vật nổi bật: Thánh Gióng.
Câu hỏi trang 16 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tưởng tượng hoang đường kì ảo?
Trả lời:
– Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến các sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
+ Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
+ Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
+ Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
– Những chi tiết có yếu tố kì ảo trong truyện là:
+ Bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai.
+ Mang thai đến 12 tháng; 3 tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
+ Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
+ Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng…
Câu hỏi trang 16 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
Trả lời:
– Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
– Truyện Thánh Gióng để lại bài học cho em và thế hệ thanh thiếu niên tương lai về việc giữ gìn, xây dựng, bảo vệ đất nước.
2. Đọc hiểu
Câu hỏi trang 16 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Chú ý các chi tiết khác thường ở phần 1?
Trả lời:
Chi tiết khác thường là:
– Người vợ ướm thử chân mình vào vết chân to ở đồng, trở về nhà thụ thai, sinh ra một đứa bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
– Bà thụ thai và mang thai tận 12 tháng (người thường chỉ mang thao 9 tháng 10 ngày)
– Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, cười, cha mẹ đặt đâu nằm đó.
Câu hỏi trang 16 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu nói đầu tiên của chú bé là gì?
Trả lời:
Câu nói đầu tiên của chú bé: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.
Câu hỏi trang 16 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Những ai đã góp phần nuôi chú bé?
Trả lời:
Những người góp phần nuôi chú bé: cha mẹ cậu bé và bà con, làng xóm góp gạo nuôi chú bé.
Câu hỏi trang 17 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Chú ý các chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật?
Trả lời:
Chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật:
– Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.
⇒ Phẩm chất: yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc.
– Chi tiết roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi đánh giặc.
⇒ Khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, đồng thời là chi tiết thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của bậc anh hùng.
– Đánh giặc xong cưỡi ngựa về trời.
⇒ Phẩm chất: trong sạch, không màng vật chất, không màng danh lợi.
Câu hỏi trang 17 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời:
– Niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng.
– Người anh hùng luôn sống mãi trong trái tim nhân dân.
– Giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường.
TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.
Trả lời:
Sự việc chính:
(1) Sự ra đời của Gióng;
(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;
(3) Gióng lớn nhanh như thổi;
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.
Câu 2 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?
Trả lời:
– Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất:
+ Yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc.
+ Có sức mạnh phi phàm và sử dụng sức mạnh một cách chính nghĩa.
+ Thông minh, tài trí, nhạy bén thể hiện qua việc nhổ tre đánh giặc.
+ Trong sạch, không màng vật chất, danh lợi.
– Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ về sự tôn trọng, biết ơn, ngưỡng mộ của người kể đối với nhân vật Gióng.
Câu 3 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.
Trả lời:
Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử:
– Diễn ra ở đời Hùng Vương Thứ sáu, ở làng Gióng.
– Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.
– Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.
– Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chông giặc ngoại xâm.
Câu 4 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
Trả lời:
– Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng:
+ Mẹ Gióng ướm vào dấu chân và mang thai cậu bé.
+ Mang thai Gióng trong 12 tháng.
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
+ Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
– Tác dụng: các chi tiết thần kì xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Câu 5 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?
Trả lời:
Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Câu 6 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đồng?
Trả lời:
Lí do đặt tên:
– Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
– Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
– Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.
Bài trước:
👉 Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 14 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Thạch Sanh sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thánh Gióng sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“