Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI. Nội dung bài Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân) sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Nói và nghe
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân)
Để trưởng thành, mỗi người chúng ta cần rất nhiều điều kiện, trong đó có những điều kiện do chính mình tạo nên. Đề cập vấn đề này, không thể không nói tới việc làm chủ bản thân, bắt đầu từ việc tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt hằng ngày. Cùng các bạn chọn thảo luận về một nội dung cụ thể liên quan đến điều đó, hẳn em sẽ có được những thu hoạch bổ ích trong việc tự xây dựng cho mình một điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu phù hợp và tốt đẹp.
1. TRƯỚC KHI THẢO LUẬN
– Chọn thời điểm thích hợp để trao đổi về việc xác định vấn đề thảo luận: trước ngày diễn ra tiết thảo luận này.
– Chọn vấn đề thảo luận.
– Khi đã thống nhất được vấn đề thảo luận, từng cá nhân cần suy nghĩ nghiêm túc và vấn đề và phác thảo ý kiến sẽ phát biểu xuất phát từ trải nghiệm riêng và từ việc quan các “mô hình” tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống quanh mình. Có thể chuẩn bị : một số tư liệu minh hoạ (truyện kể, tranh ảnh, đoạn phim,…) để sử dụng khi cần thiết.
– Để có được ý kiến hay, em có thể tìm đọc thêm các tài liệu viết về những người thành đạt biết thu xếp việc nhà và xây dựng được nề nếp sinh hoạt cá nhân hợp lí.
– Xác lập được một góc nhìn riêng khiến nhiều ý tưởng mới về vấn đề liên tục nảy sinh.
2. THẢO LUẬN
Dàn ý: Thói quen xấu và thói quen tốt
1. Mở đầu
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt.
2. Triển khai
a. Giải thích
– Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.
– Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn.
→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.
b. Phân tích
– Biểu hiện và ý nghĩa của thói quen tốt:
+ Biểu hiện của thói quen tốt: ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.
+ Ý nghĩa của thói quen tốt: người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan.
– Biểu hiện và tác hại của thói quen xấu:
+ Biểu hiện của thói quen xấu: ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tuy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…
+ Tác hại của thói quen xấu: thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,…
c. Liên hệ bản thân
– Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.
3. Kết thúc
Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Bài thảo luận tham khảo:
Thói quen xấu và thói quen tốt
Để trở thành một người có nhân cách tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta phải chấp nhận sự thực rằng thói quen chơi một vai trò quan trọng trong hình thành con người của mình. Cụ thể, việc rèn luyện những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu là một bước đi quan trọng để phát triển cá nhân theo hướng tích cực hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với học sinh hiện nay, với môi trường học tập đòi hỏi đầy thách thức và cơ hội.
Thói quen là một phần quan trọng của cuộc sống của mỗi người, và chúng phản ánh cá nhân, văn hóa, và hoàn cảnh của từng người. Thói quen có thể được phân thành hai loại chính dựa trên tác động của chúng: thói quen tốt và thói quen xấu.
Thói quen tốt đem lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng chúng cũng khó hình thành hơn thói quen xấu. Để xây dựng thói quen tốt, chúng ta cần phải thấu hiểu rõ lợi ích của chúng và hậu quả của thói quen xấu. Điều này sẽ giúp chúng ta có hướng dẫn cụ thể để tự rèn luyện bản thân theo hướng tích cực hơn.
Hôm nay, chúng ta có thể thấy nhiều học sinh đã hiểu được tầm quan trọng của thói quen tốt và họ đang tự thể hiện những thái độ đáng khen ngợi. Phần lớn các học sinh tự biết cách xây dựng mình dựa trên các giá trị đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử xã hội để hoàn thiện tố chất nhân cách của họ. Họ thể hiện điều này qua việc tôn trọng thầy cô, tập trung vào việc học, tuân thủ các giới luật và thực hiện những điều mà Bác Hồ đã dạy, và luôn quan tâm và giúp đỡ bạn bè. Những thói quen này cần được kích thích và duy trì, để họ phát triển và trở nên tốt đẹp hơn theo thời gian.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đáng khen ngợi này, vẫn còn tồn tại nhiều học sinh có những thói quen xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và đạo đức của họ. Những thói quen xấu này thường bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu và chửi thề, thiếu lễ phép với thầy cô, gian lận trong các kì thi, và có thái độ không nghiêm túc trong việc học.
Thói quen xấu ban đầu thường rất mỏng manh và có thể dễ dàng thay đổi nếu chúng ta nhận biết và cố gắng sửa đổi chúng từ đầu. Tuy nhiên, nếu để thói quen xấu tồn tại quá lâu, chúng có thể trở thành một phần không thể tách rời của con người và dẫn đến hành vi tiêu cực. Những người có nhiều thói quen xấu có thể vi phạm pháp luật và gánh chịu những hậu quả nặng nề mà chính thói quen xấu của họ đã tạo ra.
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu. Học sinh có thể chọn rèn luyện thói quen tốt và tận dụng những phẩm chất tốt của họ để xây dựng một cuộc sống tích cực và hữu ích. Mặt khác, những học sinh có thói quen xấu cần phải nhanh chóng nhận biết và sửa đổi chúng, để không trở thành người mang theo sự tiêu cực và gây hại cho xã hội.
Trong tương lai, việc giáo dục và động viên từ phía thầy cô và gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen tốt cho học sinh. Bằng cách tạo ra môi trường thích hợp và trở thành mẫu số tích cực, chúng ta có thể giúp học sinh xây dựng và duy trì thói quen tích cực trong cuộc sống của họ. Hãy nhớ rằng, “gieo nhân nào, gặp quả nấy,” và với những nỗ lực và hướng dẫn thích hợp, học sinh có thể thay đổi và phát triển theo hướng tích cực, góp phần vào xây dựng một xã hội văn minh và đất nước mạnh mẽ.
3. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM
Việc đánh giá, rút kinh nghiệm hương về hai nội dung chính: mức độ thành công của cuộc thảo luận và chất lượng của các ý kiến phát biểu. Mặc dù có liên quan với nhau nhưng hai nội dung này vẫn có điểm phân biệt: một bên đánh giá về cách tổ chức hoạt động tập thể, một bên đành giả về sự tham gia cụ thể của từng thành viên.
Khi đánh giá về cuộc thảo luận, cần dựa vào các tiêu chỉ chỉnh:
– Chọn được vấn để thảo luận phù hợp, hấp dẫn, tạo được động lực rèn luyện, phần đầu cho mỗi cá nhân.
– Đảm bảo được sự tập trung, không chệch khỏi vấn đề đã xác định.
– Tạo được điểm nhấn với những ý kiến để xuất được mô hình tổ chức nề nếp sinh hoạt cá nhân đáng nhân rộng.
– Tìm được sự đồng thuận ở một số mặt cơ bản.
– Xây dựng được không khí dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, không bài bác những cách tổ chức nề nếp sinh hoạt có tính khác biệt ở một cá nhân nào đó.
Khi đánh giá về sự tham gia cụ thể của từng thành viên, có thể dựa vào các tiêu chí đã được nêu ở bảng Người nói – Người nghe trong phần Thảo luận.
BÀI THẢO LUẬN THAM KHẢO
Thói quen đi trễ
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lý do hết sức vô lí được đưa ra.
Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.
Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
Bài trước:
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân) sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“