Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


Thực hành tiếng Việt

TRỢ TỪ

Câu 1 trang 14 Ngữ Văn 8 tập 2 KNTT

Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp:

a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

Trả lời:

Câu Trợ từ Tác dụng
a. chính Nhấn mạnh đích xác điểm quan trọng nhất, tập trung sự chú ý của Phi Châu khi nhìn vào mắt sói là con ngươi chứ không phải cái gì khác.
b. chỉ có Nhấn mạnh phạm vi được hạn định, biểu thị thái độ đánh giá của Sói Lam về cách thức cứu Ánh Vàng: đó là cách duy nhất để cứu Ánh Vàng thoát khỏi toán thợ săn mà không còn cách nào khác nữa.
c. ngay Nhấn mạnh ý sự vật ở rất gần là “đầu ngón chân” của mình mà Sói Lam cũng không nhìn thấy khi nó cảm nhận sự tối tăm như một đường hầm bị sập dưới lòng đất trong con mắt của cậu bé Phi Châu.

Câu 2 trang 14 Ngữ Văn 8 tập 2 KNTT

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?

a. – Và hắn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

– Nó mua những tám quyển truyện.

b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

– Nhà tôi ở ngay cạnh trường.

c. – Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

– Mùa đông sắp đến rồi.

Trả lời:

– Các trường hợp là trợ từ:

a. Nó mua những tám quyển truyện.

b. Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

⇒ Các từ này biểu thị ý nhấn mạnh vào sự việc, sự vật được nhắc đến.

– Các trường hợp còn lại thì những điều mới mẻ (phó từ chỉ lượng), đoán ngay (phó từ), sắp đến (động từ)


Câu 3 trang 14 Ngữ Văn 8 tập 2 KNTT

Trong đoạn trích sau, trợ từ cả được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại trợ từ này.

Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy. […]

Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:

– Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:

– Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?

[…] Cậu hỏi cả những con lạc đà:

– Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!

[…] Và tất nhiên cậu hỏi cả những người mua lạc đà:

– Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi…

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

Trả lời:

– Trợ từ cả được lặp lại nhiểu lần (3 lần).

– Tác dụng: nhấn mạnh về phạm vi không hạn chế của sự vật. Phi châu tìm lạc đà Hàng Xén hàng giờ. Cậu đã hỏi tất cả các đối tượng có thể hỏi để tìm bạn, đến mức Vua Dê nổi cáu: “Này, Phi châu, không phải mày ở đây để tìm con lạc đà nhé,…”. Qua đó, ta thấy được tâm hồn trong sáng, tình cảm yêu thương, sự gắn bó sâu nặng của Phi Châu với lạc đà Hàng Xén – người bạn đầu tiên thần thiết của mình.


Câu 4 trang 15 Ngữ Văn 8 tập 2 KNTT

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn có sử dụng ít nhất một trợ từ.

Bài tham khảo 1:

(1) Chi tiết em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, chính là chi tiết miêu tả một đôi mắt sói to và tròn như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải. (2) Vầng trăng tròn từ xưa đến nay vẫn là biểu tượng của sự viên mãn, hạnh phúc tràn đầy. (3) Nhưng trong văn bản, nó lại được miêu tả với tính từ “úa” và “trống trải”. (4) Có lẽ, hai tính từ ấy, không chỉ khắc họa con mắt sói, mà còn khắc họa cả số phận của chủ nhân con mắt ấy. (5) Đó là một con sói cô độc, bị xem như một món hàng luân phiên đưa đến năm, sáu sở thú khác nhau trong mười năm qua. (6) Cuộc đời đã khiến chú sói phải sống cảnh bất hạnh, rời xa bầy đàn trong cả mười năm, nên nó luôn cô đơn và trống trải ắt cũng là điều hiển nhiên. (7) Điều đó hiện diện rõ nét trong đôi mắt của con sói, khiến cậu bé Phi Châu và cả người đọc phải sững sờ và thương cảm.

Bài tham khảo 2:

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.

Bài tham khảo 3:

Phi Châu là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, sâu sắc, tinh tế, có tấm lòng nhân hậu, trân trọng tình bạn, yêu thương loài vật, tôn trọng thiên nhiên. Điều đó được thể hiện ở ngay chi tiết Phi Châu “mất hàng giờ” để tìm lạc đà Hàng Xén – người bạn đầu tiên của cậu bé. Hay chi tiết Phi Châu suy nghĩ về các loài động vật trong thế giới tự nhiên bằng sự đồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng: “Cậu là một người chăn cừu tốt, chỉ có vậy thôi. Cậu đã hiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù. Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói”. Hoặc chi tiết Phi Châu kết bạn với Báo bằng tâm hồn tinh tế, tĩnh lặng, sự thấu cảm sâu sắc.

Chú thích: Trợ từ được in nghiêng


Bài trước:

👉 Soạn bài Mắt sói sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com