Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 7. Thơ. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1 trang 25 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Trả lời:
Bài thơ là những lời tâm tình gửi tới mẹ già.
– Nghĩa gốc: biểu thị bộ phận của cây do nhụy hoa phát triển thành, bên trong chứa hạt
– Nghĩa chuyển:
+ quả: chỉ kết quả / thành quả của công việc nhất định (gồm cả thành quả là con người được nuôi dạy, được giáo dục, đào tạo)
+ quả non xanh: những người con chưa thực sự trưởng thành, chưa thể đáp ứng nguyện vọng của người mẹ yêu thương đang chăm lo, nuôi nấng bản thân mình nên người.
Câu 2 trang 26 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
(Hoàng Trung Thông)
Trả lời:
Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ánh nắng chảy đầy vai” → Hình ảnh ánh mặt trời rực rỡ lan tỏa khắp không gian, chảy trên cả vai của hai cha con.
Câu 3 trang 26 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Hồ Chí Minh)
b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…
(Hoàng Trung Thông)
c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để… ngợp. (Văn Công Hùng)
d) Nhưng… xin lỗi… – Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối – Tôi không thể…! (Brét-bơ-ry)
Trả lời:
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.
b) Dấu chấm lửng diễn tả lời nói bỏ dở về những ước mơ dài rộng, gợi liên tưởng về những không gian cao xa, xa như ước mơ con.
c) Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ là từ “ngợp”.
d) Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
Câu 4 trang 26 Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Trả lời:
Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng với cả người nói và người nghe. Với người nói, ngữ cảnh là cơ sở để dùng câu, lựa chọn từ ngữ tạo thành câu nói. Tương tự, người nói cũng cần dựa vào ngữ cảnh để có thể lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung và mục đích mà người nói muốn truyền tải. Lấy ví dụ như trong bốn câu thơ ở bài tập số một, nếu không xác định ngữ cảnh bài thơ là lời của người con hướng tới mẹ thì ta không thể giải nghĩa được từ “quả” hay “quả non xanh” là để chỉ người con còn non nớt bé bỏng, thiếu kinh nghiệm sống chưa thể giúp đỡ hay đền đáp công lao người mẹ.
Hoặc:
Ngữ cảnh luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định nghĩa của từ, nó được coi là nền tảng để xác định được nghĩa của các từ ẩn dụ trong câu. Ví dụ trong câu thơ trên, Mặt Trời thứ nhất là mặt trời của tự nhiên (đi qua trên lăng), nhưng đến Mặt Trời thứ hai nó lại để chỉ Bác Hồ (trong lăng). Đó là hình ảnh ẩn dụ để chỉ công lao to lớn, vĩ đại của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nó cũng vĩ đại, thiêng liêng ngang tầm như mặt trời chiếu sáng cho muôn loài vật. Như vậy, ngữ cảnh luôn đóng một vai trò rất quan trọng để xác định nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ.
Hoặc:
Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ “Mặt Trời”. Thế nhưng mỗi từ “Mặt Trời” lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ “ngày ngày”, “đi qua trên lăng”, người đọc có thể hiểu “Mặt Trời” ở đây được dùng với nghĩa gốc – chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, “Mặt Trời” không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.
Bài trước:
👉 Soạn bài Mây và sóng sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Mẹ và quả sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 sgk Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“