Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 2. Thơ. Nội dung bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 6, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a) Bàn tay mang phép nhiệm mẫu
Chất chịu từ những dãi dầu đây thôi.
(Bình Nguyên)
b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Định Nam Khương)
Trả lời:
Các từ láy là:
a) Chắt chiu: Dành dụm cẩn thận, từng tí một.
Dãi dầu: chịu đựng lâu ngày tác động của nắng mưa, sương gió và những nỗi gian khổ, vất vả.
⇒ Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ.
b) Nghẹn ngào: xúc động không nói thành lời.
Rưng rưng: chỉ nước mắt ứa ra đọng đầy ở tròng mắt nhưng chưa chảy xuống thành giọt.
⇒ Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ.
Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cải trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
{….}
A ơi này cái mặt trời bé…
(Bình Nguyên)
Trả lời:
– Ẩn dụ trong câu: “cái trăng vàng”, “cái trăng tròn”, “cái trăng” ⇒ ẩn dụ chỉ em bé.
– Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con.
Câu 3 trang 42 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?
a) Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhở nặng ngày xa nhau.
(Bình Nguyên)
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Trả lời:
a) “Cái khuyết tròn đầy” ⇒ ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu.
⇒ Tình yêu lớn lao, hi vọng con sẽ lớn khôn, khỏe mạnh.
b) – “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.
– “trồng cây” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
⇒ Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
c) – “Mực”: so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
– “Đèn”: so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.
⇒ Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của môi trường sống tác động lên mỗi con người, ở trong một môi trường tốt đẹp thì ta sẽ có điều kiện để phát triển bản thân, trong khi ở trong một môi trường không lành mạnh thì dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên tránh xa những điều xấu và xây dựng một môi trường sống lành mạnh.
Câu 4 trang 42 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép ẩn dụ
Trả lời:
Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời bắt đầu tỉnh giấc. Ba tôi thường là người đưa tôi và em gấu đi học. Mẹ tôi là một cô giáo vậy nên thời gian mẹ dành cho chúng tôi rất ít và cả ba tôi cũng vậy. Mẹ tôi có một giọng nói rất êm ái, rất dễ nghe. Chính vì thế mà gia đình tôi luôn luôn ngập tràn hạnh phúc. Cha mẹ tôi rất thích nghe tiếng chim hót buổi sáng sớm nên chúng tôi sống ở một nơi hằng ngày cứ mỗi khi mở cửa sổ ra tiếng hát của những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc mà ba mẹ tôi rất thích. Nhân hóa: Ông mặt trời, em gấu So sánh: những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc.
Hoặc:
Mẹ luôn là người dạy dỗ tôi, nhắc nhở tôi những điều hay qua những câu chuyện mẹ kể. Những câu chuyện cổ tích hằng đêm mà mẹ kể mang đến một thế giới kì ảo trong tôi. Những bài học trong đó là tia sáng chỉ lối tôi trên con đường đời. Đó là nơi mà những người nghèo, hiền lành đấu tranh giành lại những gì tốt đẹp cho mình. Còn kẻ ác sẽ bị trừng phạt một cách thích đáng.
Bài trước:
👉 Soạn bài Về thăm mẹ sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Ca dao Việt Nam sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 sgk Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 6 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“