Nội Dung
Hướng dẫn soạn Bài 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI. Nội dung bài Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
VĂN BẢN 1, 2
VẮT CỔ CHÀY RA NƯỚC
MAY KHÔNG ĐI GIÀY
Nội dung chính:
Nói về sự hà tiện bủn xỉn củangười chủ nhà và ông hà tiện. Phản ánh những người có tính keo kiệt, bủn xỉn quá mức.
“Vắt cổ chày ra nước” phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ của người chủ nhà, cũng như của biết bao người khác, tận dụng tối đa để không phải bỏ tiền ra. Đồng thời thấy được sự khổ sở, bị bóc lột tận cùng của những người lao động nghèo khó.
“May không đi giày” châm biếm, mỉa mai kiểu người hà tiện, bủn xỉn, phê phán những người tiếc của chứ không tiếc thân.
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi trang 80 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Theo em, thế nào là keo kiệt?
Trả lời:
Keo kiệt hà tiện tới mức quá quắt, chỉ biết bo bo giữ của. Đồng nghĩa với bần tiện, keo. Trái nghĩa với hào phóng.
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận trang 81 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?
Trả lời:
Câu trả lời này thể hiện tính keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện của người chủ nhà.
1. Suy luận trang 81 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Vì sao lời giải thích của nhân vật ông hà tiện lại gây bất ngờ đối với người đọc?
Trả lời:
Vì ông hà tiện không lo cho bàn chân đang bị chảy máu của mình mà lại cảm thấy may mắn vì nếu đi giày sẽ rách mất mũi giày.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 81 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Đề tài của hai truyện là thói keo kiệt, hà tiện.
– Cả 2 nhan đề có khả năng thâu tóm nội dung của mỗi văn bản. Hai nhan đề đều khái quát được sự keo kiệt, hà tiện của các nhân vật.
Câu 2 trang 81 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?
Trả lời:
Bối cảnh của hai truyện không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, là bối cảnh không xác định.
Câu 3 trang 81 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?
Trả lời:
Đây là loại nhân vật mang thói hư tật xấu phổ biến trong xã hội: thói hà tiện, keo kiệt.
Câu 4 trang 81 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày (làm vào vở):
Thủ pháp | Điểm giống nhau | Điểm khác nhau | |
Vắt cổ chày ra nước | May không đi giày | ||
1. Tạo tình huống trào phúng | |||
2. Sử dụng các biện pháp tu từ |
Trả lời:
Thủ pháp | Điểm giống nhau | Điểm khác nhau | |
Vắt cổ chày ra nước | May không đi giày | ||
1. Tạo tình huống trào phúng | Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật với nhau tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị,… | Tình huống người đầy tớ xin chủ nhà mấy đồng tiền để uống nước dọc đường với đoạn đối thoại giữa hai nhân vật đã khắc họa thói keo kiệt của chủ nhà. | Tình huống ông hà tiện dù ngón chân bị chảy máu ròng ròng nhưng vẫn nói là may vì không bị rách mũi giày. |
2. Sử dụng các biện pháp tu từ | Biện pháp khoa trương, phóng đại. | Câu nói của người đầy tớ (Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!) | Chân dung của ông hà tiện (được miêu tả qua lời kể của tác giả, lời thoại của nhân vật) |
Hoặc:
Thủ pháp | Điểm giống nhau | Điểm khác nhau | |
Vắt cổ chày ra nước | May không đi giày | ||
1. Tạo tình huống trào phúng | Bất ngờ, gây sự tò mò, hấp dẫn, hài hước | Keo kiệt, tính toán chi li với người khác | Keo kiệt với chính bản thân |
2. Sử dụng các biện pháp tu từ | Lối nói chơi chữ | Cách chơi chữ đến từ người khác | Từ chính bản thân nhân vật sử dụng cách nói chơi chữ gây cười |
Câu 5 trang 82 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Câu nói: “Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “… may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện?
Trả lời:
Những câu nói này giúp khắc họa rõ nét các bức chân dung lạ đời của các nhân vật và tạo ra tiếng cười cho câu chuyện.
– Câu nói: “Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước khắc họa tính cách keo kiệt của ông chủ nhà.
– Câu nói: “… may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày khắc họa bản chất hà tiện của chính nhân vật này.
Câu 6 trang 82 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.
Trả lời:
Tác giả dân gian muốn phê phán thói keo kiệt, hà tiện trong xã hội. Tác giả dân gian đã quan sát những thói hư tật xấu dưới góc nhìn hài hước, xây dựng những chân dung lạ đời, qua đó phê phán những hiện tượng tiêu cực này.
Hoặc:
– Mục đích: Tạo tiếng cười, đồng thời phê phán, châm biếm các thói hư tật xấu của con người.
– Nhận xét: Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan, đồng thời thể hiện sự thâm thúy khi định hướng, thay đổi con người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay.
Câu 7 trang 82 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST
Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.
Trả lời:
(1) Keo kiệt và tiết kiệm là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. (2) Trước hết, keo kiệt có nghĩa là hà tiện, chỉ biết giữ của cho riêng mình. (3) Còn tiết kiệm là sử dụng đúng mức, biết dành dụm của cải. (4) Người keo kiệt thường sẽ ích kỉ, không biết đến chia sẻ với mọi người nên họ hay bị xa lánh, ghét bỏ. (5) Đây là một tính xấu trong xã hội. (6) Còn người tiết kiệm sẽ biết chi tiêu hợp lí, trân trọng mọi thứ, họ sẽ biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người. (7) Con người cần tránh thói keo kiệt, biết tiết kiệm để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hoặc:
Giữa keo kiệt và tiết kiệm có một ranh giới mong manh. Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình. Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí. Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Bài trước:
👉 Soạn bài ÔN TẬP trang 76 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài tiếp theo:
👉 Soạn bài Khoe của; Con rắn vuông sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“