Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn soạn Bài 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN. Nội dung bài Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


VIẾT

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.

Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

• Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

• Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

• Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.

• Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.

• Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.

• Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

• Cấu trúc thường gồm ba phần:

Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.

Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.


Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Bố cục 3 phần:

– Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải quyết.

– Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

– Phần kết bài: Tóm tắt nội dung đã giải thích.


Câu 2 trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng.

Trả lời:

– Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề.

– Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu.

⇒ Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến.

Hoặc:

Mối quan hệ giữa các đề mục và nhan đề: chặt chẽ, logic với nhau. Nhan đề cho biết nội dung còn đề mục làm rõ từng nội dung.

Tác dụng của hình thức trình bày nhan đề, các đề mục: gây sự tò mò hấp dẫn, dễ quan sát, lưu trữ thông tin được dễ dàng


Câu 3 trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì?

Trả lời:

Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”.

⇒ Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập.


Câu 4 trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bày đó là gì?

Trả lời:

Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu.

Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”.

⇒ Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin.


Câu 5 trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết.

Trả lời:

Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày.


Câu 6 trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản.

Trả lời:

Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh

⇒ Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài.


Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài trang 49 Ngữ Văn 8 tập 1 CTST

Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết.

• Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết.

• Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp.

• Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu.

• Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

• Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng, ghi chú thư mục và nguồn dẫn của tài liệu tham khảo.

• Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc:

– Tên hiện tượng tự nhiên

– Thông tin về hiện tượng

– Kết quả của hiện tượng

• Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết:

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết chú ý:

• Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết

• Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.

• Tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/ phần bằng hệ thống các đề mục.

• Có thể đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời cho những câu hỏi đó ở các phần tiếp theo của bài viết tạo sự mạch lạc thu hút người đọc.

• Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau: in đậm/ in nghiêng/ gạch chân… để làm nổi bật thông tin quan trọng.

Bài viết tham khảo:

Sự nóng lên của Trái đất

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Trái Đất nóng lên là gì?

Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.

Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến ​​sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ 20 tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ 21.
Theo đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.

Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.

Nguyên nhân khiến Trái Đất ngày càng nóng lên

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại – các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.

Tăng phát thải khí nhà kính

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.

Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.

Quá trình công nghiệp hóa

Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Rừng bị tàn phá

Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.

Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến ​​đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

  Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Phần mở đầu Nêu tên của hiện tượng tự nhiên
Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên
Phần nội dung Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên.
Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên
Phần kết thúc Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.
Hình thức Có nhan đề và các đề mục, các đề mục nêu được thông tin chính của phần/ đoạn bài viết.
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ các thông tin quan trọng
Kết hợp (các) cách trình bày thông tin.
Dùng động từ miêu tả hoạt động/ trạng thái và một số từ ngữ chuyên ngành.
Đặt tên cho các phương tiện trực quan và trích dẫn nguồn (nếu có).
Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

• Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bài viết này có thú vị, rõ ràng, dễ hiểu hay không?

2. Bài viết cần điều chỉnh những gì?


BÀI VIẾT THAM KHẢO

Cây trinh nữ

Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào

Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.

Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ

Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá

“Tác dụng phình ép” là gì?

Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá.
Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.
Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.
Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.

Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước ,lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.
Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.
Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.

Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ

Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.
Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.
Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.

Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.


Bài trước:

👉 Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com