Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn soạn Bài 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI. Nội dung bài Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 8, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


Viết

A. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Trong đời sống, không ít lần ta gặp các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, có khi kì thú, có khi đáng lo ngại. Đối diện với chúng, trong ta nảy sinh nhu cầu giải thích nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá, chinh phục. Viết bài văn thuyết minh thể hiện nội dung này thực sự là một trải nghiệm thú vị, tạo cho em cơ hội chia sẻ với mọi người những hiểu biết bổ ích có được qua khảo sát, nghiên cứu riêng hoặc qua tiếp nhận những thông tin đáng tin cậy từ các tài liệu khoa học.

Yêu cầu:

• Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

• Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

• Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.

• Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.


Phân tích bài viết tham khảo

Ghềnh Đá Đĩa

1. Giới thiệu hiện tượng tự nhiên (địa điểm hay tọa độ không gian).

Từ thành phố Tuy Hòa, Phú yên, xuôi theo quốc lộ 1 A về hướng bắc khoảng 30km, sau đó đến thị trấn Chi Thanh rẽ phải về hướng đông khoảng 12km, du khách sẽ đến ghènh Đá Đĩa.

2. Miêu tả các biểu hiện nổi bật của hiện tượng tự nhiên.

Chiều rộng 50m, chiều dài khoảng 200 m.

Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ ánh lên màu đen huyền bí nổi bật ở giữa vùng biển trong xanh

3. Giải thích đặc điểm đặc biệt của hiện tượng của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học.

Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa.

Nham thạch phun từ miẹng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên.

4. Nêu thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên.

Được nhà nước quan tâm, nhiều du khách biết đến, trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách đến với Phú Yên.


Thực hành viết theo các bước

1. TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn đề tài

Một số đề tài có thể triển khai:

– Hiện tượng thiên văn: nhật thực, nguyệt thưc, siêu trăng,…

– Hiện tượng địa chất, thuỷ văn xảy ra theo chu kì hay đột biến: thuỷ triều, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần…

– Hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt (có khi tạo thành thắng cảnh) ở một số vùng địa lí Vịnh Hạ Long, quân thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, cao nguyên đá Đồng Văn…

– Hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ luỵ của nó: Trái Đất nóng lên; băng tan ở các địa cực; bão, lũ thất thường sa mạc hoá;…

– Hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài: chim di cư không về địa điểm quen thuộc, sự sinh sôi bất thường của một số loài côn trùng gây hại, sự “biến mất” của một thảm thực vật,…

b. Tìm ý

– Nêu những biểu hiện của hiện tượng tự nhiên.

– Giải thích về hiện tượng tự nhiên.

– Cung cấp thông tin về thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên.

c. Lập dàn ý

– Mở bài Nêu hiện tương tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát văn hiện tượng này.
– Thân bài + Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên.

+ Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật.

+ Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó.

– Kết bài Nếu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tương tự nhiên được đề cập.

2. VIẾT BÀI

– Triển khai mỗi ý đã dự kiến thành một đoạn văn có chủ đề riêng nằm trong chủ đôi chung của văn bàn.

– Tránh làm dụng các hình thức biểu cảm (miêu tả chủ quan, rườm rà; dùng nhiều câu cảm;…).

– Phân giải thích phải thật sự tường minh, có lí lẽ và căn cứ xác đáng, khoa học. Các trích dẫn (nếu có) phải đảm bảo tính chính xác, trung thực (ghi chú nguồn đầy đủ)

– Có thể cài đặt các hình ảnh, sơ đồ, bàn đồ,… phù hợp để làm tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn cho văn bản.

Bài viết tham khảo:

Hiện tượng núi lửa phun trào

Núi lửa phun trào vừa là một hiện tượng thiên nhiên kì thú vừa là một thảm họa vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người. Vậy núi lửa là gì? Nguyên nhân gây ra núi lửa như thế nào?

Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kì, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng đã ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun trào ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham và khói.

Núi lửa được chia thành nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai cách đó là dựa theo hình dáng bao gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên và dựa vào dạng thức hoạt động chứa ba loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào. Đầu tiên, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún. Ngoài ra, núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái và gây nên thảm họa sóng thần:

Bên cạnh đó, núi lửa cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Bởi các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Đây được coi là nơi lí tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa cũng là nơi thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.

Tóm lại, ta thấy được sức ảnh hưởng lớn lao của núi lửa đến đời sống con người, đặc biệt là những người đang sống trong vùng gần núi lửa phun trào. Các tác động tự nhiên này vừa mang tới những hiểm nguy những vẫn tồn tại các mặt lợi ích đáng kể để mang lại nền kinh tế cho con người.


3. CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tiến hành chỉnh sửa.

Nội dung rà soát Hướng chỉnh sửa
Bố cục chung của bài viết Bổ sung ý cho các phần còn viết sơ lược, chưa đủ điều kiện tồn tại như một phần không thể thiếu trong bố cục.
Mạch triển khai bài viết Thực hiện các điều chỉnh nhằm đảm bảo lô-gíc: Tên hiện tượng tự nhiên → Biểu hiện của hiện tượng tự nhiên – Giải thích hiện tượng tự nhiên → Tác động của hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người.
Mạch lạc, liên kết trong toàn bài viết và ở từng đoạn văn Lược những câu chữ lạc khỏi mạch viết, diễn đạt rõ các câu chủ đề; sửa những phương tiện liên kết dùng chưa thoả đáng: thêm những phương tiện liên kết cần thiết, phù hợp.
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng. Điều chỉnh để đảm bảo đặt dùng vị trí; ghi đầy đủ tên và xuất xứ các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.
Diễn đạt, trình bày hình thức văn bản Sửa các lỗi chính tả, thay thế những từ ngữ dùng sai; chỉnh lại các câu chưa đúng ngữ pháp; căn lề ngay ngắn; ghi nhan đề văn bản rõ ràng, nổi bật;…

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào

Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.

Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ

Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá

“Tác dụng phình ép” là gì?

Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước, gọi là bọng lá.

Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.

Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.

Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.

Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.

Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.

Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.

Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ

Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.

Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.

Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.

Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.


Bài trước:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 101 sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sgk Ngữ Văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com