Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài 2. Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân sgk Toán 6 tập 1 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 85 86 sgk Toán 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.
Bài 2 Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân
Hoạt động khởi động trang 80 Toán 6 tập 1 CTST
Quan sát hình dạng của bức tranh, cái diều, tấm bìa, mái nhà rông, em có biết đó là các hình gì?
Trả lời:
Hình dạng của bức tranh là hình chữ nhật.
Hình dạng của cái diều là hình thoi.
Hình dạng của tấm bìa là hình bình hành.
Hình dạng của mái nhà rông là hình thang cân.
1. Hình chữ nhật
Hoạt động khám phá 1 trang 80 Toán 6 tập 1 CTST
Cho hình chữ nhật ABCD (Hình 1).
a) Đo rồi so sánh các cạnh và góc của hình chữ nhật.
b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không.
c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình chữ nhật. Hãy đo rồi so sánh AC và BD.
Trả lời:
a) Sau khi tiến hành đo các cạnh và góc của hình chữ nhật ta có nhận xét sau:
– Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD bằng 4,5 cm, độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC bằng 2,5 cm.
– Tất cả các góc của hình chữ nhật bằng nhau và bằng góc vuông.
b) Dùng eke để kiểm tra ta thấy cặp cạnh AB và CD song song với nhau, BC và AD song song với nhau.
c) Thực hiện đo độ dài của hai đường chéo AC và BD ta thấy độ dài cạnh AC bằng độ dài cạnh BD bằng 5,1cm.
Thực hành 1 trang 81 Toán 6 tập 1 CTST
Đo và so sánh độ dài các đoạn OM, ON, OP và OQ của hình chữ nhật MNPQ.
Trả lời:
Tiến hành đo độ dài các đoạn OM, ON, OP và OQ ta thấy độ dài các đoạn bằng nhau và bằng 2,3 cm.
Vận dụng 1 trang 81 Toán 6 tập 1 CTST
Sắp xếp các Hình 3a, b, c thành hình chữ nhật sao cho sau khi được sắp xếp tạo thành bức tranh như hình 3d.
Trả lời:
Ta ghép các hình a), b), c) như sau:
Ta được bức tranh như hình d).
Thực hành 2 trang 81 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm, AD = 3 cm theo hướng dẫn sau:
– Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm và đoạn thẳng AD = 3 cm vuông góc với nhau.
– Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB.
– Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với AD.
Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.
ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.
Trả lời:
– Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm và đoạn thẳng AD = 3cm vuông góc với nhau.
– Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB.
– Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với AD.
Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.
Ta được hình chữ nhật ABCD.
Vận dụng 2 trang 81 Toán 6 tập 1 CTST
Hãy xếp và cắt một tờ giấy hình chữ nhật thành bốn hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng.
Trả lời:
Chuẩn bị 1 tờ giấy A4 (giấy A4 có dạng hình chữ nhật)
– Gấp đôi tờ giấy A4 lại;
– Tiếp tục gập đôi nửa tờ giấy A4 đó.
– Sau đó dùng kéo cắt theo các nếp gấp ta được 4 hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng.
2. Hình thoi
Hoạt động khám phá 2 trang 81 Toán 6 tập 1 CTST
Cho hình thoi ABCD như hình 4.
a) Hãy so sánh các cạnh của hình thoi.
b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không.
c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình thoi. Dùng eke để kiểm tra xem hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không.
Trả lời:
a) Sau khi thực hiện đo độ dài các cạnh của hình thoi ta rút ra được kết luận là các cạnh của hình thoi có độ dài bằng nhau: AB = BC = CD = DA.
b) Sử dụng eke để kiểm tra ta thấy hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD song song với nhau.
c) Sử dụng eke kiểm tra hai đường chéo AC và BD ta thấy chúng vuông góc với nhau.
Thực hành 3 trang 82 Toán 6 tập 1 CTST
Cho hình thoi IJKL, hai đường chéo cắt nhau tại O (Hình 6).
– Dùng eke để kiểm tra xem hai đường chéo có vuông góc với nhau hay không.
– Dùng compa để kiểm tra hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không.
Trả lời:
– Hai đường chéo LJ, IK vuông góc với nhau.
– Dùng thước đo ta thấy, IO = OK, LO = OJ.
Do đó hai đường chéo LJ, IK cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Thực hành 4 trang 82 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình thoi ABCD khi biết AB = 3 cm và đường chéo AC = 5 cm theo hướng dẫn sau:
– Vẽ đoạn thẳng AC = 5 cm.
– Lấy A và C làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm (hình vẽ), hai đường tròn này cắt nhau tại điểm B và D.
– Nối B với A, B với C, D với A, D với C.
ABCD là hình thoi cần vẽ.
Trả lời:
– Vẽ đoạn thẳng AC = 5cm.
– Lấy A và C làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm (hình vẽ), hai đường tròn này cắt nhau tại điểm B và D.
– Nối B với A, B với C, D với A, D với C. ABCD là hình thoi cần vẽ.
Vận dụng 3 trang 82 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình thoi MNPQ biết cạnh MN = 4 cm. Em hãy thảo luận với các bạn về các hình vừa vẽ.
Trả lời:
♦ Cách 1: Dùng thước và compa.
– Vẽ cạnh MN = 4 cm.
– Vẽ đường tròn tâm N bán kính 4 cm
– Trên đường tròn này lấy điểm P, vẽ đường tròn tâm P bán kính 4 cm.
– Vẽ đường tròn tâm M bán kính 4 cm cắt đường tròn tâm P bán kính 4 cm tại Q.
– Nối N với P, P với Q, Q với M lại ta được hình thoi MNPQ.
♦ Cách 2: Dùng thước và eke
– Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm
– Vẽ đoạn thẳng MQ = 4 cm
– Từ Q vẽ đường thẳng song song với MN, trên đường thẳng đó lấy điểm P sao cho PQ = 4 cm.
– Nối P với N ta được hình thoi MNPQ.
♦ Cách 3:
– Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm.
– Lấy M tâm, vẽ đường tròn bán kính 4 cm (hình vẽ).
– Trên đường tròn lấy điểm Q, nối M với Q. Khi đó MQ= 4cm.
– Qua N và Q lần lượt vẽ hai đường tròn bán kính bằng 4 cm, hai đường tròn này cắt nhau tại M và P (P khác M).
– Nối P với N và P với Q ta được hình thoi MNPQ. Các cạnh PN = QP = 4 cm.
Hình vẽ có tính chất các cạnh MN = NP = PQ = QM = 4 cm
Góc MNQ khác nhau thì sẽ tạo được các hình thoi khác nhau.
3. Hình bình hành
Hoạt động khám phá 3 trang 83 Toán 6 tập 1 CTST
Cho hình bình hành ABCD như Hình 7.
a) Hãy đo rồi so sánh cạnh AB và CD; cạnh BC và AD.
b) Hãy kiểm tra xem các cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không.
c) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình bình hành.
Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Hãy so sánh OA và OC; OB và OD.
Trả lời:
a) Sau khi đo, ta thấy độ dài cạnh AB bằng độ dài CD, độ dài cạnh BC bằng độ dài cạnh AD.
b) Dùng eke để kiểm tra, ta có nhận xét các cặp cạnh AB và CD, BC và AD song song với nhau.
c) Sau khi đo độ dài OA và OC; OB và OD ta thấy độ dài OA bằng độ dài OC, độ dài OB bằng độ dài OD.
Thực hành 5 trang 83 Toán 6 tập 1 CTST
Quan sát hình bình hành bên và cho biết:
– Góc đỉnh M của hình bình hành MNPQ bằng góc nào?
– OM, ON lần lượt bằng những đoạn nào?
Trả lời:
– Góc đỉnh M của hình bình hành MNPQ bằng góc tại đỉnh P.
– Ta có OM = OP, ON = OQ.
Vận dụng 4 trang 83 Toán 6 tập 1 CTST
Bác Lê muốn ghép 3 tấm ván như hình vẽ bên thành một mặt bàn hình bình hành. Em hãy giúp bác Lê thực hiện việc này nhé!
Trả lời:
Bác Lê nên ghép như sau:
Thực hành 6 trang 83 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3 cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm theo hướng dẫn sau:
– Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
– Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.
– Từ A kẻ hai đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
ABCD là hình bình hành cần vẽ.
– Dùng compa để kiểm tra xem các cạnh đối diện có bằng nhau hay không.
Trả lời:
Thực hiện theo hướng dẫn trên, ta vẽ được hình bình hành ABCD.
– Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
– Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.
– Từ A kẻ hai đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
ABCD là hình bình hành cần vẽ.
Sử dụng compa để kiểm tra các cặp cạnh đối diện của hình vẽ như sau:
– Ta đặt một đầu của compa vào điểm A, mở compa để đầu còn lại trùng với B.
– Tiếp theo, giữ nguyên đoạn compa đó, đặt một đầu vào điểm C đầu còn lại ta thấy đi qua điểm D. Như vậy độ dài đoạn AB = CD.
– Thực hiện tương tự với cặp cạnh AD và BC ta thu được AD = BC.
Hình bình hành có các cặp cạnh AD = BC, AB = DC.
Hoặc:
– Đặt một đầu compa tại điểm B đầu còn lại tại điểm C. Giữ nguyên compa và đặt một đầu tại điểm A, nếu đầu còn lại trùng với điểm D thì BC=AD.
– Đặt một đầu compa tại điểm B đầu còn lại tại điểm A. Giữ nguyên compa và đặt một đầu tại điểm C, nếu đầu còn lại trùng với điểm D thì AB=CD.
– Qua kiểm tra ta thấy BC=AD và AB=CD.
Vận dụng 5 trang 84 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình bình hành ABCD khi biết hai đường chéo AC = 5 cm, BD = 7 cm. Em hãy thảo luận với bạn về các hình đã vẽ.
Trả lời:
♦ Cách 1:
– Vẽ đoạn thẳng AC = 5 cm.
– Lấy trung điểm O của đoạn thẳng AC. Vẽ đường tròn tâm O bán kính 3,5 cm.
– Vẽ đường thẳng đi qua tâm O cắt đường tròn tại hai điểm B và D.
– Nối A với B, B với C, C với D, D với A, ta được hình bình hành ABCD.
♦ Cách 2:
– Vẽ đoạn thẳng AC = 5 cm.
– Lấy trung điểm O của AC.
– Qua O kẻ đoạn thẳng BD =7cm (B và D khác phía nhau so với AC) sao cho O là trung điểm của BD (tức là OB=OD=3,5cm).
– Nối A với B, A với D, B với C, C với D ta được hình bình hành ABCD.
– Sử dụng thước đo các cạnh ta thấy AB=CD, AD=BC.
Hình vừa vẽ sử dụng tính chất hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
4. Hình thang cân
Hoạt động khám phá 4 trang 84 Toán 6 tập 1 CTST
Cho hình thang cân như Hình 9.
a) Hãy đo rồi so sánh hai cạnh bên BC và AD.
b) Hãy kiểm tra xem AB có song song với CD hay không.
c) AC và BD được gọi là hai đường chéo. Hãy đo rồi so sánh AC và BD.
Trả lời:
a) Sau khi đo độ dài hai cạnh bên, ta có kết quả sau BC = AD = 3,05 cm.
Vậy độ dài cạnh bên BC bằng độ dài AD.
b) Dùng eke kiểm tra ta thấy AB song song với CD.
c) Sau khi đo, ta được: AC = BD = 4,8 cm.
Do đó AC = BD.
Thực hành 7 trang 85 Toán 6 tập 1 CTST
Cho hình thang cân như hình bên.
Hãy cho biết:
– Góc ở đỉnh H của hình thang cân EFGH là bằng góc nào?
– EG, EH lần lượt bằng các đoạn thẳng nào?
Trả lời:
– Tiến hành đo góc, ta nhận thấy góc H bằng góc G.
– Tiến hành đo các cạnh, ta có: EG = FH, EH = FG.
Vận dụng 6 trang 85 Toán 6 tập 1 CTST
Gấp đôi một tờ giấy hình chữ nhật, rồi cắt theo đường nét đứt như hình bên dưới, sau đó trải tờ giấy ra. Hình vừa cắt ra được hình gì?
Trả lời:
Hình vừa cắt ra là hình thang cân.
Vì có các cạnh đáy song song, các cạnh bên bằng nhau và bằng đường nét đứt.
Sử dụng thước đo ta thấy các đường chéo của hình thang cũng bằng nhau.
GIẢI BÀI TẬP
Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 85 86 sgk Toán 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
Giải bài 1 trang 85 Toán 6 tập 1 CTST
Trong các hình sau đây hình nào là hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang cân?
Bài giải:
Hình a): Hình thoi;
Hình b): Hình thang cân;
Hình c): Hình chữ nhật;
Hình d): Hình bình hành.
Giải bài 2 trang 85 Toán 6 tập 1 CTST
Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau:
Bài giải:
– Hình màu xanh có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 2 cm.
– Hình màu vàng có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 3 cm.
Giải bài 3 trang 85 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB = 5 cm, AD = 8 cm.
Bài giải:
Hình chữ nhật ABCD có AB và AD vuông góc với nhau tại A.
– Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm và đoạn thẳng AD = 8 cm vuông góc với nhau.
– Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB.
– Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với AD.
Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.
ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.
Hoặc:
– Vẽ hai đoạn thẳng AB = 5 cm, AD = 8 cm vuông góc với nhau.
– Dựng đường thẳng qua B vuông góc với AB.
– Dựng đường thẳng qua D vuông góc với AD.
– Hai đường thẳng trên cắt nhau tại C. Ta được hình chữ nhật ABCD.
Giải bài 4 trang 86 Toán 6 tập 1 CTST
Người ta có thể thiết kế một mặt bàn hình bình hành bằng cách ghép 4 miếng gỗ hình tam giác đều lại với nhau. Để biết được cách thiết kế như thế nào, hãy cắt 4 hình tam giác đều cạnh 5 cm, rồi ghép thành một hình bình hành.
Bài giải:
Cắt 4 hình tam giác đều cạnh 5 cm như sau:
Đặt hai hình cạnh nhau:
Chọn một hình (màu xanh) rồi ghép vào giữa hai hình như sau:
Hình còn lại (màu đen) ghép bên phải:
Khi đó ta được bàn hình bình hành.
Hoặc:
Từ 4 tam giác đều như hình vẽ bên dưới:
Ta ghép lại được hình bình hành như hình vẽ bên dưới:
Giải bài 5 trang 86 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình bình hành MNPQ, biết: MN = 3 cm, NP = 4 cm.
Bài giải:
– Vẽ hai đoạn thẳng MN và NP như hình dưới sao cho MN = 3 cm, NP = 4 cm.
– Vẽ đường thẳng qua P song song với MN.
– Trên đường thẳng lấy điểm Q sao cho PQ = 3cm.
– Nối Q với M ta được hình bình hành MNPQ.
Hoặc:
– Vẽ đoạn thẳng MN= 3 cm.
– Vẽ đoạn thẳng NP=4 cm. Lấy O là trung điểm của MP.
Đo đoạn thẳng NO, kẻ đường thẳng đi qua hai điểm N và o. Trên NO lấy điểm Q sao cho OQ=ON và Q khác N
– Nối Q với M và Q với P ta được ABCD là hình bình hành cần vẽ.
Giải bài 6 trang 86 Toán 6 tập 1 CTST
Lấy một tờ giấy hình chữ nhật, gấp đôi hai lần, cắt theo đường nét đứt như hình dưới, rồi trải tờ giấy ra. Hinh vừa cắt được là hình gì? Dùng êke để kiểm tra hai đường chéo của hình cắt được có vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không.
Bài giải:
Hình vừa cắt được là hình thoi (hình màu trắng)
Hai đường chéo của hình vừa cắt được vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Giải bài 7 trang 86 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ hình thoi MNPQ biết góc MNP bằng 60o và MN = 6 cm.
Bài giải:
– Kẻ đoạn MN=6cm, đo góc MNP bằng 60o. Lấy điểm P trên tia còn lại của góc (không chứa điểm M) sao cho NP=6cm.
– Nối M với P. Lấy O là trung điểm của MP.
– Kẻ đường thẳng NO, lấy điểm Q sao cho OQ=ON( Q khác N).
– Nối MQ, QP ta được hình thoi như hình vẽ:
Hoặc:
– Vẽ đoạn thẳng MN = 6cm.
– Vẽ góc MNP bằng và NP = 6cm.
– Vẽ đường thẳng qua P song song với MN.
– Trên đường thẳng này lấy điểm Q sao cho PQ = 6cm.
– Nối Q với M ta được thoi MNPQ.
Giải bài 8 trang 86 Toán 6 tập 1 CTST
Cắt ba hình tam giác đều cạnh 4 cm rồi ghép lại thành một hình thang cân.
Bài giải:
– Cắt 3 tam giác đều bằng nhau như hình vẽ:
– Đặt hai hình tam giác đều như sau:
– Ghép hình còn lại như hình màu xanh:
Giải bài 9 trang 86 Toán 6 tập 1 CTST
Vẽ sơ đồ ngôi nhà theo kích thước các cạnh nêu ra trong hình vẽ dưới đây.
Bài giải:
– Vẽ chiều dài 5 cm chiều rộng 4 cm của ngôi nhà trước.
– Vẽ hình chữ nhật có chiều rộng 3 cm chiều dài 5 cm ( 3 cm là chiều cao của ngôi nhà): ABED
– Vẽ hình bình hành có một cạnh là 4 cm (đã kẻ ở trên) và cạnh còn lại là 3 cm: BCFE.
– Vẽ hình bình hành có một cạnh là 5 cm và một cạnh là 3,5 cm làm mặt trước của mái nhà. Nối H với F:
Hoặc:
Ta vẽ được sơ đồ sau:
Bài trước:
👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 79 sgk Toán 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài tiếp theo:
👉 Giải bài 1 2 3 4 trang 90 91 sgk Toán 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 85 86 sgk Toán 6 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“