Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 78 79 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn giải Bài §4. Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc sgk Toán 6 tập 1 bộ Cánh Diều. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 78 79 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.


§4. PHÉP TRỪ CÁC SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC

Câu hỏi khởi động trang 76 Toán 6 tập 1 CD

Nhiệt độ không khí thấp nhất trên Trái Đất là – 98°C ở một số cao nguyên phía đông Nam Cực, được ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2013.

Nhiệt độ không khi cao nhất trên Trái Đất là 57°C ở Phơ-nix Cric Ran-sơ (Fumace Creek Ranch) nằm trong sa mạc Thung lũng chết ở Ca-li-phoóc-ni-a (Califomia, Mỹ), được ghi nhận vào ngày 10/7/1913.

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất là bao nhiêu độ C?

Trả lời:

Để tính chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất, ta lấy nhiệt độ cao nhất trừ đi nhiệt độ thấp nhất.

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất là:

57 – (– 98) (°C)

Đây là phép trừ hai số nguyên, sau bài học này ta sẽ thực hiện được như sau:

57 – (– 98) = 57 + 98 = 155 (°C)

Vậy chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất là 155°C.


I. PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN

Hoạt động 1 trang 76 Toán 6 tập 1 CD

Tính và so sánh kết quả: 7 – 2 và 7 + (– 2).

Trả lời:

Ta có:

7 – 2 = 5

7 + (– 2) = 7 – 2 = 5

Vậy: 7 – 2 = 7 + (–2).


Luyện tập vận dụng 1 trang 77 Toán 6 tập 1 CD

Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5°C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6°C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Trả lời:

Nhiệt độ lúc 21 giờ là:

5 – 6 = 5 + (–6) = – (6 – 5) = –1 (oC)

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là – 1oC.


II. QUY TẮC DẤU NGOẶC

Hoạt động 2 trang 77 Toán 6 tập 1 CD

Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau:

a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3;

b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5;

c) 12 – (2 + 16) và 12 – 2 – 16;

d) 18 – (5 – 15) và 18 – 5 + 15.

Trả lời:

Ta có:

a) 5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16

5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16

Vậy: 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3.

b) 8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13

8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13

Vậy: 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5.

c) 12 – (2 + 16) = 12 – 18 = 12 + (–18) = – (18 – 12) = – 6

12 – 2 – 16 = 10 – 16 = 10 + (–16) = – (16 – 10) = – 6

Vậy: 12 – (2 + 16) = 12 – 2 – 16.

d) 18 – (5 – 15) = 18 – [5 + (–15)] = 18 – [– (15 – 5)] = 18 – (–10) = 18 + 10 = 28

18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28

Vậy: 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15.


Luyện tập vận dụng 2 trang 78 Toán 6 tập 1 CD

Tính một cách hợp lí:

a) (– 215) + 63 + 37;

b) (– 147) – (13 – 47).

Trả lời:

Ta có thể tính như sau:

a) (– 215) + 63 + 37

= (– 215) + (63 + 37)

= (– 215) + 100

= – (215 – 100)

= – 115.

b) (– 147) – (13 – 47)

= (– 147) – 13 + 47

= (– 147) + 47 – 13

= [(– 147) + 47] – 13

= [– (147 – 47)] – 13

= (– 100) – 13

= (– 100) + (– 13)

= – (100 + 13)

= – 113.


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 78 79 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 78 Toán 6 tập 1 CD

Tính:

a) (– 10) – 21 – 18;

b) 24 – (– 16) + (– 15);

c) 49 – [15 + (– 6)];

d) (– 44) – [(– 14) – 30].

Bài giải:

Ta có:

a) (– 10) – 21 – 18

= (– 10) + (– 21) – 18

= – (10 + 21) – 18

= (– 31) – 18

= (– 31) + (– 18)

= – (31 + 18)

= – 49.

b) 24 – (– 16) + (– 15)

= 24 + 16 + (– 15)

= 40 + (– 15)

= 40 – 15

= 25.

c) 49 – [15 + (– 6)]

= 49 – (15 – 6)

= 49 – 9

= 40.

d) (– 44) – [(– 14) – 30]

= (– 44) – [(– 14) + (– 30)]

= (– 44) – [– (14 + 30)]

= (– 44) – (– 44)

= (– 44) + 44

= 0.


Giải bài 2 trang 78 Toán 6 tập 1 CD

Tính một cách hợp lí:

a) 10 – 12 – 8;

b) 4 – (– 15) – 5 + 6;

c) 2 – 12 – 4 – 6;

d) – 45 – 5 – (– 12) + 8.

Bài giải:

Ta có thể tính như sau:

a) 10 – 12 – 8

= 10 – (12 + 8)

= 10 – 20

= 10 + (– 20)

= – (20 – 10)

= – 10.

b) 4 – (– 15) – 5 + 6

= (4 + 6) – (– 15) – 5

= 10 – (– 15 + 5)

= 10 – [– (15 – 5)]

= 10 – (– 10)

= 10 + 10 = 20.

c) 2 – 12 – 4 – 6

= (2 – 12) – (4 + 6)

= [2 + (– 12)] – 10

= [– (12 – 2)] – 10

= (– 10) – 10

= (– 10) + (– 10)

= – (10 + 10) = – 20.

d) – 45 – 5 – (– 12) + 8

= – (45 + 5) – [(– 12) – 8]

= (– 50) – [(– 12) + (– 8)]

= (– 50) – [– (12 + 8)]

= (– 50) – (– 20)

= (– 50) + 20

= – (50 – 20)

= – 30.


Giải bài 3 trang 78 Toán 6 tập 1 CD

Tính giá trị biểu thức:

a) (– 12) – x với x = – 28;

b) a – b với a = 12, b = – 48.

Bài giải:

a) Với x = – 28 thay vào biểu thức (– 12) – x ta được:

(– 12) – x = (– 12) – (– 28) = (– 12) + 28 = 28 – 12 = 16.

Vậy biểu thức đã cho có giá trị là 16 với x = – 28.

b) Với a = 12, b = – 48 thay vào biểu thức a – b ta được:

a – b = 12 – (– 48) = 12 + 48 = 60

Vậy giá trị của biểu thức đã cho là 60 với a = 12 và b = – 48.


Giải bài 4 trang 78 Toán 6 tập 1 CD

Nhiệt độ lúc 6 giờ là – 3°C, đến 12 giờ nhiệt độ tăng 10°C, đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm 8°C. Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?

Bài giải:

Cách 1:

Nhiệt độ lúc 6 giờ là – 3°C

Đến 12 giờ nhiệt độ tăng 10°C, do đó nhiệt độ lúc 12 giờ là:

(– 3) + 10 = 7 (°C)

Đến 20 giờ nhiệt độ giảm 8°C, do đó nhiệt độ lúc 20 giờ là:

7 – 8 = – 1 (°C)

Vậy nhiệt độ lúc 20 giờ là – 1°C.

Cách 2:

Nhiệt độ lúc 20 giờ là:

(– 3) + 10 – 8 = – 1 (°C)

Vậy nhiệt độ lúc 20 giờ là – 1°C.


Giải bài 5 trang 78 Toán 6 tập 1 CD

Sử dụng máy tính cầm tay

Dùng máy tính cầm tay để tính:

56 – 182;

346 – (– 89);

(– 76) – (103).

Bài giải:

Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được:

56 – 182 = – 126;

346 – (– 89) = 435;

(– 76) – (103) = – 179.


Giải bài 6 trang 79 Toán 6 tập 1 CD

Đố vui. Em hãy dựa vào thông tin dưới mỗi bức ảnh để tính tuổi của các nhà bác học sau:

Bài giải:

– Quan sát bức ảnh đầu tiên, người ta viết thông tin nhà bác học Archimedes (287 – 212 trước Công nguyên) có nghĩa là nhà bác học này sinh năm 287 trước Công nguyên và mất năm 212 trước Công nguyên. Hay nói cách khác là nhà bác học Archimedes sinh năm – 287 và mất vào năm – 212.

Khi đó, ta có tuổi của nhà bác học Archimedes là: (– 212) – (– 287) = 75 tuổi.

(Để tính tuổi, ta lấy năm mất trừ đi năm sinh).

– Tương tự, quan sát bức ảnh thứ hai, ta thấy nhà bác học Pythagoras sinh năm 570 trước Công nguyên và mất năm 495 trước Công nguyên, có nghĩa là nhà bác học này sinh năm – 570 và mất năm – 495.

Khi đó, ta có tuổi của nhà bác học Pythagoras là: (– 495) – (– 570) = 75 tuổi.


TÌM TÒI – MỞ RỘNG

Múi giờ của các vùng trên thế giới

Bản đồ sau cho biết múi giờ của các vùng trên thế giới. Việt Nam ở múi giờ + 7.


Câu hỏi trang 79 Toán 6 tập 1 CD

a) Xác định múi giờ của các thành phố sau: Bắc Kinh (Beijing), Mát-xcơ-va (Moscow), Luân Đôn (London), Niu Oóc (New York), Lốt An-giơ-lét (Los Angeles).

b) Cho biết Hà Nội và mỗi thành phố sau cách nhau bao nhiêu giờ: Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.

c) Biết thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, hãy tính giờ ở Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.

Trả lời:

a) Múi giờ của các thành phố:

• Bắc Kinh là: + 8

• Mát-xcơ-va là: + 3

• Luân Đôn là: 0

• Niu Oóc là: – 5

• Lốt An-giơ-lét là: – 8

b) • Hà Nội cách Bắc Kinh số giờ là: (+ 8) – (+ 7) = 1 (giờ)

• Hà Nội cách Mát-xcơ-va số giờ là: (+ 3) – (+ 7) = – 4 (giờ)

• Hà Nội cách Luân Đôn số giờ là: 0 – (+ 7) = – 7 (giờ)

• Hà Nội cách Niu Oóc số giờ là: (– 5) – (+ 7) = – 12 (giờ)

• Hà Nội cách Lốt An-giơ-lét là: (– 8) – (+ 7) = – 15 (giờ)

c) Thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, khi đó:

• Giờ ở Bắc Kinh là: 8 + 1 = 9 giờ sáng

• Giờ ở Mát-xcơ-va là: 8 + (– 4) = 4 giờ sáng

• Giờ ở Luân Đôn là: 8 + (– 7) = 1 giờ sáng

• Giờ ở Niu Oóc là: 8 + (– 12) = – 4 giờ sáng, hay là 21 giờ đêm ngày hôm trước

• Giờ ở Lốt An-giơ-lét là: 8 + (– 15) = – 7 giờ sáng, hay là 18 giờ tối ngày hôm trước.


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 74 75 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 82 83 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 78 79 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com