Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 93 94 95 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn giải Bài 1. Thu thập và phân loại dữ liệu sgk Toán 7 tập 1 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 93 94 95 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 7.


BÀI 1. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

Hoạt động khởi động trang 89 Toán 7 tập 1 CTST

Ta thường thu thập dữ liệu từ các nguồn nào?

Trả lời:

Ta thường thu thập dữ liệu từ: internet, sách báo, lập phiếu hỏi, thực nghiệm, phỏng vấn, văn bản, bảng biểu, hình ảnh trong thực tiễn, …


1. THU THẬP DỮ LIỆU

Hoạt động khám phá 1 trang 89 Toán 7 tập 1 CTST

Hãy lập bảng dữ liệu thu thập từ biểu đồ sau đây:

Trả lời:

Biểu đồ trên cho ta biết Thông tin về Covid-19 ở Việt Nam từ ngày 3/4/2020 đến 15 giờ ngày 13/4/2020, gồm các thông tin về:

– Số ca khỏi bệnh trong ngày.

– Số ca mắc mới trong ngày.

Vậy ta lập được bảng dữ liệu thu thập từ biểu đồ như sau:

Thông tin về Covid-19 ở Việt Nam (Cập nhật vào lúc 15 giờ ngày 13/4/2020)
Ngày Số ca khỏi bệnh trong ngày Số ca mắc mới trong ngày
3/4 10 10
4/4 5 3
5/4 1 1
6/4 4 4
7/4 27 4
8/4 4 2
9/4 2 4
10/4 16 2
11/4 0 1
12/4 0 2

Thực hành 1 trang 90 Toán 7 tập 1 CTST

Quan sát bản tin thời tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đây:

Hoàn tất bảng thống kê theo mẫu sau:

Trả lời:

Bản tin thời tiết cho ta biết nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất và thời tiết từ ngày 18/02/2021 đến ngày 24/02/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vậy ta có bảng thống kê như sau:

Thời tiết từ 18/02/2021 đến 24/02/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất Thời tiết
18/02 30 21 Có mây, không mưa
19/02 31 22 Có mây, không mưa
20/02 31 21 Có mây, không mưa
21/02 30 21 Có mây, không mưa
22/02 31 21 Có mây, không mưa
23/02 31 22 Có mây, không mưa
24/02 32 23 Có mây, không mưa

2. PHÂN LOẠI DỮ LIỆU THEO CÁC TIÊU CHÍ

Hoạt động khám phá 2 trang 90 Toán 7 tập 1 CTST

Kết quả tìm hiểu về sở thích đối với môn bóng đá của 5 bạn học sinh một trường Trung học cơ sở được cho trong bảng thống kê sau:

Hãy cho biết:

a) Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với môn bóng đá của 5 học sinh trên.

b) Có bao nhiêu học sinh nam và bao nhiêu học sinh nữ được điều tra.

c) Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra.

Trả lời:

a) Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với môn bóng đá của 5 học sinh trên là: không thích, thích, rất thích.

b) Có 3 học sinh nam, 2 học sinh nữ được điều tra.

c) Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là:

\((13+14+14+12+14): 5  \approx  13\) (tuổi)

Vậy độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là $13$ tuổi.


Thực hành 2 trang 91 Toán 7 tập 1 CTST

Thống kê về các loại lồng đèn mà các bạn học sinh lớp 7A đã làm được để trao tặng cho trẻ em khuyết tật nhân dịp Tết Trung thu được cho trong bảng dữ liệu sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu có trong bảng thống kê dựa trên hai tiêu chí định tính và định lượng

b) Tính tổng số lồng đèn các loại mà các bạn lớp 7A đã làm được.

Trả lời:

a) Trong bảng thống kê trên, ta có:

– Dữ liệu định tính: loại lồng đèn (con cá, thiên nga, con thỏ, ngôi sao, đèn xếp), màu sắc (vàng, xanh, nâu, đỏ, cam).

– Dữ liệu định lượng: số lượng (5; 3; 4; 12; 14).

b) Tổng số lồng đèn các loại mà các bạn lớp 7A đã làm được là:

$5 + 3 + 4 + 12 + 14 = 38$ (lồng đèn).

Vậy tổng số lồng đèn các loại mà các bạn lớp 7A đã làm được là 38 lồng đèn.


Thực hành 3 trang 91 Toán 7 tập 1 CTST

Phân loại các dãy dữ liệu sau dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

a) Danh sách một số loại trái cây: cam, xoài, mít;…

b) Khối lượng trung bình (tính theo g) cảu một số loại trái cây: 240; 320; 1 200;…

c) Màu sắc khi chín của một số loại trái cây: vàng; cam; đỏ;…

d) Hàm lượng vitamin C trung bình (tính theo mg) có trong một số loại trái cây: 95; 52; 28;…

Trả lời:

a) Dữ loại một số trái cây được biểu diễn bằng các từ (cam; xoài; mít; …).

Do đó, dữ liệu danh sách một số loại trái cây là dữ liệu định tính.

b) Dữ liệu khối lượng trung bình (tính theo g) của một số loại trái cây được biểu diễn bằng số thực (240; 320; 1 200; …).

Do đó, dữ liệu khối lượng trung bình (tính theo g) của một số loại trái cây là dữ liệu định lượng.

c) Dữ liệu màu sắc khi chín của một số loại trái cây được biểu diễn bằng các từ (vàng; cam; đỏ; …).

Do đó, dữ liệu màu sắc khi chín của một số loại trái cây là dữ liệu định tính.

d) Dữ liệu hàm lượng vitamin C trung bình (tính theo mg) có trong một số loại trái cây được biểu diễn bằng số thực (95; 52; 28; …).

Do đó, dữ liệu hàm lượng vitamin C trung bình (tính theo mg) có trong một số loại trái cây là dữ liệu định lượng.


Vận dụng 1 trang 91 Toán 7 tập 1 CTST

Kết quả tìm hiểu về khả năng tự nấu ăn của tất cả học sinh lớp 7B được cho bởi bảng thống kê sau:

a) Hãy phân loại dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

b) Tính sĩ số của lớp 7B.

Trả lời:

a) Trong bảng thống kê trên:

– Dữ liệu khả năng tự nấu ăn được biểu diễn bằng các từ (không đạt, đạt, giỏi, xuất sắc) nên khả năng tự nấu ăn là dữ liệu định tính.

– Dữ liệu số bạn tự đánh giá biểu diễn bằng số thực (20; 10; 6; 4) nên số bạn tự đánh giá là dữ liệu định lượng.

Vậy dữ liệu định tính là khả năng tự nấu ăn và dữ liệu định lượng là số bạn tự đánh giá.

b) Sĩ số của lớp 7B là tổng số các bạn tự đánh giá.

Tổng số các bạn tự đánh giá là:

$20 + 10 + 6 + 4 = 40$ (học sinh).

Vậy tổng số các bạn tự đánh giá là 40 học sinh.


3. TÍNH HỢP LÍ CỦA DỮ LIỆU

Hoạt động khám phá 3 trang 92 Toán 7 tập 1 CTST

a) Trong bảng thống kê sau:

Hãy so sánh số học sinh tham gia chạy việt dã của mỗi lớp với sĩ số của lớp đó để tìm điểm chưa hợp lí của bảng thống kê trên.

b) Nêu nhận xét của em về các tỉ lệ phần trăm trong bảng thống kê sau:

c) Kết quả tìm hiểu về sở thích đối với môn bóng đá của các bạn học sinh lớp 7A được cho bởi bảng thống kê sau:

Dữ liệu trên có đại diện được cho sở thích đối với môn bóng đá của tất cả học sinh lớp 7A hay không?

Trả lời:

a) Trong bảng thống kê, ta có:

Lớp 7A1: Số học sinh tham gia chạy việt dã nhỏ hơn sĩ số của lớp (12 < 40).

Lớp 7A2: Số học sinh tham gia chạy việt dã nhỏ hơn sĩ số của lớp (8 < 38).

Lớp 7A3: Số học sinh tham gia chạy việt dã lớn hơn sĩ số của lớp (40 > 32).

Lớp 7A4: Số học sinh tham gia chạy việt dã nhỏ hơn sĩ số của lớp (25 < 40).

Lớp 7A5: Số học sinh tham gia chạy việt dã nhỏ hơn sĩ số của lớp (10 < 35).

Điểm chưa hợp lí là: Lớp 7A3: Số học sinh tham gia chạy việt dã lớn hơn sĩ số của lớp (40 > 32).

b) Nhận xét:

– Tỉ lệ phần trăm của học sinh xếp loại kết quả học tập Tốt lớn hơn 100%, còn các kết quả học tập: Khá, Đạt, Chưa đạt đều nhỏ hơn 100%.

– Tổng tỉ lệ phần trăm các loại kết quả học tập lớn hơn 100%.

– Tỉ lệ phần trăm của học sinh xếp loại kết quả học tập giảm dần từ Tốt đến Chưa đạt.

Do đó số liệu ở bảng này chưa hợp lý.

c) Sở thích đối với môn bóng đá của các bạn học sinh lớp 7A thể hiện ở các mức độ: Không thích, Không quan tâm, Thích, Rất thích.

Dữ liệu này chưa có tính đại diện vì còn thiếu dữ liệu về học sinh nữ của lớp.


Thực hành 4 trang 93 Toán 7 tập 1 CTST

Xét tính hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Trả lời:

Trong bảng thống kê trên, tỉ lệ phần trăm của mỗi loại sách đều nhỏ hơn tổng.

Nhưng tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các loại sách bằng 120% > 100%.

Vậy dữ liệu trong bảng thống kê là chưa hợp lí.


Vận dụng 2 trang 93 Toán 7 tập 1 CTST

Xét tính hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Trả lời:

– Xét dữ liệu số lượng con vật được nuôi:

Tổng số các loại con vật được nuôi là:

$173 + 144 + 43 = 360$ (con).

Ta thấy: Số lượng mỗi loại vật nuôi nhỏ hơn số lượng tổng thể và có tính đại diện cho dữ liệu số con vật nuôi tại trang trại B.

Do đó, dữ liệu số lượng con vật được nuôi là hợp lí.

– Xét dữ liệu tỉ số phần trăm con vật được nuôi:

Tổng tỉ lệ phần trăm các loại con vật được nuôi là:

48% + 40% + 13% = 101%.

Mà tổng tỉ lệ phần trăm các loại con vật được nuôi trong bảng thống kê trên là 100% nên điều này là không hợp lí.

Vậy dữ liệu số lượng con vật được nuôi là hợp lí và dữ liệu tỉ lệ phần trăm mỗi loại con vật được nuôi là chưa hợp lí.


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 93 94 95 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 trang 93 Toán 7 tập 1 CTST

Kết quả tìm hiểu về sở thích đối với mạng xã hội của 8 bạn học sinh một trường Trung học cơ sở được cho bởi bảng thống kê sau:

Hãy cho biết:

a) Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh trên.

b) Có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ được điều tra?

c) Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra.

d) Dữ liệu nào là định tính? Dữ liệu nào là định lượng?

Bài giải:

Bảng thống kê cho biết:

a) Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh trên là: Thích, Rất thích, Không thích, Không quan tâm.

b) Có 4 học sinh nam và 4 học sinh nữ được điều tra.

c) Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là:

(13 + 14 + 14 + 12 + 14 + 14 + 12 + 13) : 8 = 13,25 ≈ 13 (tuổi).

Vậy độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là $13$ tuổi.

d) – Dữ liệu tuổi được biểu diễn bằng số thực (12; 13; 14) nên là dữ liệu định lượng.

– Dữ liệu giới tính được biểu diễn bằng từ (nam, nữ) nên là dữ liệu định tính.

– Dữ liệu sở thích được biểu diễn bằng từ (Thích, Rất thích, Không thích, Không quan tâm) nên là dữ liệu định tính.

Vậy dữ liệu giới tính và sở thích là dữ liệu định tính, còn dữ liệu tuổi là dữ liệu định lượng.


Giải bài 2 trang 94 Toán 7 tập 1 CTST

Phân loại các dãy dữ liệu sau dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

a) Thời gian chạy 100 m ( tính theo giây) của các học sinh lớp 7: 17; 16; 18; …

b) Danh sách các môn thi bơi lội: bơi ếch; bơi sải; bơi tự do;…

c) Các loại huy chương đã trao: vàng; bạc; đồng;…

d) Tổng số huy chương của một số đoàn: 24; 18; 9;…

Bài giải:

a) Dữ liệu thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của các học sinh lớp 7 được biểu diễn bằng số thực (17; 16; 18; …).

Do đó, dữ liệu thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của các học sinh lớp 7 là dữ liệu định lượng.

b) Dữ liệu danh sách các môn thi bơi lội được biểu diễn bằng từ (bơi ếch; bơi sải; bơi tự do; …).

Do đó, dữ liệu danh sách các môn thi bơi lội là dữ liệu định tính.

c) Dữ liệu các loại huy chương đã trao được biểu diễn bằng từ (vàng; bạc; đồng).

Do đó, dữ liệu các loại huy chương đã trao là dữ liệu định tính.

d) Dữ liệu tổng số huy chương của một số đoàn được biểu diễn bằng số thực (24; 18; 9; …).

Do đó, dữ liệu tổng số huy chương của một số đoàn là dữ liệu định lượng.


Giải bài 3 trang 94 Toán 7 tập 1 CTST

Kết quả tìm hiểu về khả năng tự nấu ăn của tất cả học sinh lớp 7B được cho bởi bảng thống kê sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

b) Dữ liệu trên có đại diện được cho khả năng nấu ăn của các bạn học sinh lớp 7B hay không?

Bài giải:

a) – Dữ liệu khả năng tự nấu ăn được biểu diễn bằng từ (Không đạt, Đạt, Giỏi, Xuất sắc) nên là dữ liệu định tính.

– Dữ liệu số bạn nữ tự đánh giá được biểu diễn bằng số thực (2; 3; 5; 10) nên là dữ liệu định lượng.

Vậy trong bảng thống kê trên, dữ liệu định tính là dữ liệu khả năng tự nấu ăn và dữ liệu định lượng là dữ liệu số bạn nữ tự đánh giá.

b) Dữ liệu trên không đại diện được cho khả năng tự nấu ăn của các học sinh lớp 7B vì thiếu dữ liệu về số bạn nam tự đánh giá.


Giải bài 4 trang 94 Toán 7 tập 1 CTST

Kết quả tìm hiểu về khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7C được cho bởi bảng thống kê sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

b) Dữ liệu trên có đại diện được cho khả năng bơi lôi của các bạn học sinh lớp 7B hay không?

Bài giải:

a) – Dữ liệu khả năng bơi được biểu diễn bằng từ (Chưa biết bơi, Biết bơi, Bơi giỏi) nên là dữ liệu định tính.

– Dữ liệu số bạn nam được biểu diễn bằng số thực (4; 5; 8) nên là dữ liệu định lượng.

Vậy trong bảng thống kê trên, dữ liệu định tính là dữ liệu khả năng bơi và dữ liệu định lượng là dữ liệu số bạn nam.

b) Dữ liệu trên không đại diện được cho khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7C vì thiếu dữ liệu về khả năng bơi của các bạn nữ.


Giải bài 5 trang 95 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm điểm chưa hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Bài giải:

Tổng số phần trăm các loại sách giáo khoa là:

30% + 20% + 38% + 14% = 102%.

Mà tổng tỉ lệ phần trăm các loại sách giáo khoa trong bảng thống kê trên là 100% nên điều này là chưa hợp lí.

Vậy dữ liệu tỉ lệ phần trăm các loại sách giáo khoa là chưa hợp lí.


Giải bài 6 trang 95 Toán 7 tập 1 CTST

Tìm điểm chưa hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Bài giải:

– Xét dữ liệu số lượng loại cây trồng:

Tổng số các loại loại cây trồng là:

$50 + 150 + 200 = 400$ (con).

Ta thấy: Số lượng mỗi loại cây trồng nhỏ hơn số lượng tổng thể và có tính đại diện cho dữ liệu loại cây trồng trong nhà vườn C.

Do đó, dữ liệu số lượng loại cây trồng là hợp lí.

– Xét dữ liệu tỉ số phần trăm loại cây trồng:

Tổng tỉ lệ phần trăm các loại cây trồng là:

15% + 38% + 50% = 103%.

Ta thấy: tổng tỉ lệ phần trăm các loại con vật được nuôi bằng 103% > 100% nên điều này là không hợp lí.

Vậy dữ liệu số lượng loại cây trồng là hợp lí và dữ liệu tỉ lệ phần trăm mỗi loại cây trồng là chưa hợp lí.


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 86 87 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 trang 100 101 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 93 94 95 sgk Toán 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 7 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com