Giải bài 1 2 3 4 5 trang 7 8 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn giải Bài 1. Tập hợp sgk Toán 6 tập 1 bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 7 8 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.


BÀI 1. TẬP HỢP

1. TẬP HỢP VÀ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

Luyện tập 1 trang 6 Toán 6 tập 1 KNTT

Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

Trả lời:

Giả sử trong lớp em có 4 tổ trưởng có tên là: Mai, Linh, Trang, Nhung.

Khi đó: Tập hợp B gồm các bạn: Mai, Linh, Trang, Nhung.

– Bạn Linh thuộc tập hợp B.

– Bạn Dũng không thuộc tập hợp B.


2. MÔ TẢ MỘT TẬP HỢP

Câu hỏi trang 7 Toán 6 tập 1 KNTT

Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:

L = {N; H; A; T; R; A; N; G}

Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai?

Trả lời:

Bạn Nam viết sai vì theo cách mô tả của tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần nhưng ở đây chữ cái A, N xuất hiện hai lần.

Cách viết đúng là: L = {N; H; A; T; R; G}.


Luyện tập 2 trang 7 Toán 6 tập 1 KNTT

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

A = {x ∈ ℕ | x < 5};

B = {x ∈ ℕ* | x < 5}.

Trả lời:

Chú ý: kí hiệu ℕ là tập hợp các số tự nhiên và ℕ* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

Ta có: A = { x ∈ ℕ | x < 5 }

Trong tập hợp A, ta thấy x ∈ ℕ và x < 5 nên x là các số tự nhiên nhỏ hơn 5, đó là: 0; 1; 2; 3; 4.

Do đó ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}.

Ta có: B = {x ∈ ℕ* | x < 5}

Trong tập hợp B, ta thấy x ∈ ℕ* và x < 5 nên x là các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 5, đó là: 1; 2; 3; 4.

Do đó ta viết: B = {1; 2; 3; 4}.


Luyện tập 3 trang 7 Toán 6 tập 1 KNTT

Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.

a) Thay dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉: 5 ⍰ M; 9 ⍰ M.

b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.

Trả lời:

a) Nhận thấy các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 là các số: 7; 8; 9

Nên tập hợp M gồm các số: 7, 8, 9

Do đó: \(5 \notin M;\,\,9 \in M\)

b) Do đó ta có mô tả tập hợp M theo hai cách như sau:

– Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

M = {7; 8; 9}.

– Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

M = {x ∈ ℕ | 6 < x < 10}.


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 trang 7 8 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1.1 trang 7 Toán 6 tập 1 KNTT

Cho hai tập hợp:

A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; u; v}.

Dùng kí hiệu “∈” hoặc “∉” để trả lời các câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập nào và không thuộc tập hợp nào?

Bài giải:

– Tập hợp A có chứa phần tử a, hay a thuộc tập A và ta viết a ∈ A.

Tập hợp B không chứa phần tử a, hay a không thuộc tập B và ta viết a ∉ B.

– Tập hợp A có chứa phần tử b, hay b thuộc tập A và ta viết b ∈ A.

Tập hợp B có chứa phần tử b, hay b thuộc tập B và ta viết b ∈ B.

– Tập hợp A có chứa phần tử x, hay x thuộc tập A và ta viết x ∈ A.

Tập hợp B không chứa phần tử x, hay x không thuộc tập B và ta viết x ∉ B.

– Tập hợp A không chứa phần tử u, hay u không thuộc tập A và ta viết u ∉ A.

Tập hợp B có chứa phần tử u, hay u thuộc tập B và ta viết u ∈ B.


Giải bài 1.2 trang 7 Toán 6 tập 1 KNTT

Cho tập hợp:

U = {x ∈ ℕ | x chia hết cho 3}.

Trong các số 3; 5; 6; 0; 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập hợp U?

Bài giải:

Ta có: U = {x ∈ ℕ | x chia hết cho 3}

Khi đó ta thấy U là tập hợp các số tự nhiên x, sao cho x chia hết cho 3.

Vì x chia hết cho 3 nên các số chia hết cho 3 trong các số đã cho là: 3; 6; 0

Do đó: 3 ∈ U; 5 ∉ U; 6 ∈ U; 0 ∈ U; 7 ∉ U.


Giải bài 1.3 trang 7 Toán 6 tập 1 KNTT

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:

a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;

b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày;

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”.

Bài giải:

a) Các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6

Do đó tập hợp K gồm các phần tử: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6

Vì vậy, ta viết: K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

b) Ta đã biết các tháng dương lịch có 30 ngày là: Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11

Do đó tập hợp D gồm các phần tử:  Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11

Vì vậy, ta viết: D = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}.

c) Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” gồm Đ, I, Ê, N, B, I, Ê, N, P, H, U

Trong các chữ cái trên, chữ I được xuất hiện 2 lần, chữ Ê cũng được xuất hiện 2 lần, chữ N xuất hiện 2 lần nhưng ta chỉ viết trong tập hợp mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái:

M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.


Giải bài 1.4 trang 8 Toán 6 tập 1 KNTT

Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Bài giải:

Giả sử n là số tự nhiên nhỏ hơn 10, khi đó n ∈ ℕ và n < 10.

Vì tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10, do đó ta viết được tập hợp A bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng như sau:

A = {n ∈ ℕ | n < 10}.


Giải bài 1.5 trang 8 Toán 6 tập 1 KNTT

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh, đó là Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S.

Bài giải:

Cách 1:

Các hành tinh của hệ Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Do đó ta viết tập hợp S bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp như sau:

S = {Thủy Tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hỏa tinh; Mộc tinh; Thổ tinh; Thiên Vương tinh; Hải Vương tinh}.

Cách 2:

S = {Hành tinh| Hành tinh quay quanh Mặt Trời}.


Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 6 7 8 9 10 11 12 trang 12 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 7 8 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com