Nội Dung
Hướng dẫn giải Bài §10. Hình đồng dạng trong thực tiễn sgk Toán 8 tập 2 bộ Cánh Diều. Nội dung bài Giải bài 1 2 trang 93 sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 8.
§10. HÌNH ĐỒNG DẠNG TRONG THỰC TIỄN
I. HÌNH ĐỒNG DẠNG TRONG THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
Trong thế giới tự nhiên, xuất hiện nhiều vật thể có hình ảnh liên quan đến hình đồng dạng, chẳng hạn các vật thể có cấu trúc fractal. Một định nghĩa tổng quát cho các cấu trúc fractal là: “Một cấu trúc hình học có thể chia thành nhiều phần, mỗi phần có dạng thu nhỏ của cấu trúc hoàn chỉnh ban đầu”. Các cấu trúc dạng này có thể xuất hiện dưới dạng các đám mây, bông tuyết, một nhành dương xỉ, các dãy núi hoặc thậm chí là sự dao động của thị trường chứng khoán hay hệ thống thần kinh con người. Mặc dù các fractal đã được biết đến từ lâu nhưng mãi đến thập niên 80 của thế kỉ XX nhà toán học Pháp gốc Ba Lan Benoit Mandelbrot mới đưa ra Hình học fractal để nghiên cứu chúng một cách có hệ thống. Dưới đây là hình ảnh một số vật thể tự nhiên có cấu trúc fractal:
II. HÌNH ĐỒNG DẠNG TRONG NGHỆ THUẬT, KIẾN TRÚC
Một trong các nguyên tắc quan trọng với nghệ thuật hay kiến trúc là nguyên tắc phối cảnh. Hầu hết thiết kế về kiến trúc, đồ hoạ, hay một tác phẩm nghệ thuật nào đều phải thực hiện tốt yếu tố phối cảnh. Vì thế, bố cục có tính đến những yếu tố phối cảnh thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật hay kiến trúc. Dưới đây là một vài ví dụ:
1. Danh hoạ Raphael (tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino, 1483 – 1520) khi vẽ bức tranh “Lễ trao nhẫn cho Maria” đã sử dụng nguyên tắc phối cảnh. Những đường màu đỏ ở Hình 97 thực chất là song song với nhau và hướng từ người xem nhìn vào bức tranh, chúng hội tụ tới điểm gọi là điểm mất hút (tiếng Anh là “vanishing point”, tiếng Pháp là “point de fuite”). Nguyên tắc phối cảnh như vậy đã tạo nên chiều sâu của bức tranh.
2. Bức tranh “Trường phái triết học Athens” của danh hoạ Raphael cũng sử dụng nguyên tắc phối cảnh. Những đường màu đỏ ở Hình 98 thực chất là song song với nhau và hưởng từ người xem nhìn vào bức tranh, chúng hội tụ tới điểm mất hút. Đường thẳng màu xanh nằm ngang trên bức tranh và đi qua điểm mất hút được gọi là đường chân trời (tiếng Anh là “horizon line”). Nguyên tắc phối cảnh như vậy cũng đã tạo nên chiều sâu của bức tranh.
III. HÌNH ĐỒNG DẠNG TRONG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Các hình đồng dạng cũng được sử dụng nhiều trong khoa học và công nghệ.
GIẢI BÀI TẬP
Sau đây là phần Giải bài 1 2 trang 93 sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
Giải bài 1 trang 93 Toán 8 tập 2 CD
Tìm hiểu thêm về những hình đồng dạng trong tự nhiên (với vật chất, cây cối, …), trong nghệ thuật, trang trí, trong thiết kế, …
Bài giải:
Một số ví dụ về những hình đồng dạng trong tự nhiên:
– Các hộp đựng hàng
– Các loại bóng
– Lá cây lô hội xoắn ốc
– Kim tự tháp…
Giải bài 2 trang 93 Toán 8 tập 2 CD
Gấp và cắt giấy thành những chữ cái in hoa đồng dạng với nhau theo mẫu (Hình 99, Hình 100) sau đây:
Bài giải:
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV và SGK.
Ta có thể gấp và cắt giấy thành những chữ cái in hoa đồng dạng với nhau khác như:
Bài trước:
👉 Giải bài 1 2 3 trang 89 sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều
Bài tiếp theo:
👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 trang 94 95 96 sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều
Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 trang 93 sgk Toán 8 tập 2 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 8 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“