Giải bài 6 7 8 9 trang 50 sgk Toán 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Hướng dẫn giải Bài 33. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia sgk Toán 6 tập 2 bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Nội dung bài Giải bài 6 7 8 9 trang 50 sgk Toán 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.


BÀI 33. ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM. TIA

Bài toán mở đầu trang 48 Toán 6 tập 2 KNTT

Nhật thực, nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng theo thứ tự khác nhau.

Thứ tự của chúng trên đường thẳng khi đó như thế nào?

Trả lời:

Theo tìm hiểu, ta có:

Hiện tượng Nhật thực theo thứ tự là: Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất.

Hiện tượng Nguyệt thực theo thứ tự là: Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.


1. ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM

Hoạt động trang 48 Toán 6 tập 2 KNTT

Em hãy quan sát hình ảnh bên. Em có nhận xét gì về vị trí của ngọn nến, quả lắc và bóng của quả lắc ở trên tường.

Trả lời:

Ngọn nến, quả lắc và bóng của quả lắc ở trên tường thẳng hàng.

Quả lắc nằm giữa ngọn nến và bóng của quả lắc ở trên tường.


Câu hỏi trang 48 Toán 6 tập 2 KNTT

Em hãy quan sát Hình 8. 15 và cho biết:

a) Điểm D nằm giữa hai điểm nào?

b) Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm B?

c) Hai điểm nào nằm khác phía đối với điểm E?

Trả lời:

a) Trong ba điểm B, D, C thẳng hàng ta thấy điểm D nằm giữa hai điểm B và điểm C.

b) Trong ba điểm B, D, C thẳng hàng ta thấy hai điểm D và C nằm cùng phía đối với điểm B (cùng phía bên phải).

c) Trong ba điểm A, E, D thẳng hàng ta thấy hai điểm D và A nằm khác phía đối với điểm E (nằm về hai phía của điểm E).


Luyện tập 1 trang 49 Toán 6 tập 2 KNTT

Cho hai điểm phân biệt A, B như Hình 8.16. Em hãy lấy hai điểm C và D sao cho:

• Điểm C nằm giữa hai điểm A và B;

• Điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B.

Khi đó điểm A và điểm B có nằm cùng phía đối với điểm D không?

Trả lời:

Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B; điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B nên ta có hình vẽ sau:

Khi đó điểm A và điểm B nằm cùng phía với điểm D (cùng phía bên trái).


Vận dụng trang 49 Toán 6 tập 2 KNTT

Cho hình bình hành ABCD như Hình 8.17. Em hãy xác định một điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C, vừa nằm giữa hai điểm B và D.

Trả lời:

Điểm nằm giữa hai điểm A, C đồng thời nằm giữa hai điểm B, D là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo.

Ta có O là điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C, vừa nằm giữa hai điểm B và D.


2. TIA

Câu hỏi trang 49 Toán 6 tập 2 KNTT

Quan sát Hình 8.19.

a) Em hãy đọc tên các tia trong hình;

b) Với mỗi tia ở câu a, tìm tia đối của chúng.

Trả lời:

a) Các tia trong hình vẽ là: Ax, Ay, AB, Bx, By, BA.

b) Tia đối của Ax là Ay, AB.

Tia đối của Ay là Ax.

Tia đối của By là Bx ,BA.

Tia đối của Bx là By.

Tia đối của tia AB là Ax.

Tia đối của tia BA là By.


Luyện tập 2 trang 49 Toán 6 tập 2 KNTT

Quan sát Hình 8.20.

a) Em hãy đọc tên các tia trong hình;

b) Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì M có thuộc tia BA không?

Trả lời:

a) Các tia có trong hình là 6 tia: AB, BA, AC, CA, BC, CB.

b) Gọi Ax là tia đối của tia AB, lấy điểm M nằm trên tia đối của tia AB nghĩa là điểm M nằm trên tia Ax.

Khi đó ta thấy điểm M thuộc tia Bx hay là điểm M thuộc tia BA.


Thử thách nhỏ trang 49 Toán 6 tập 2 KNTT

Cho hai điểm phân biệt A và B. Hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm khác phía với điểm B đối với điểm A có phải là một tia không? Tia đó có phải là tia đối của tia AB không?

Trả lời:

Gọi M là điểm nằm khác phía đối với điểm B. Khi đó hình gồm điểm A và điểm M là một tia. Ta có tia AM là tia đối của tia AB.

Vậy hình gồm điểm A và tất cả các điểm M nằm khác phía với điểm B đối với điểm A là một tia. Tia đó là tia đối của tia AB.


GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 6 7 8 9 trang 50 sgk Toán 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 8.6 trang 50 Toán 6 tập 2 KNTT

Cho bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường thẳng xy như Hình 8.21. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

(1) Điểm B nằm giữa điểm A và điểm D.

(2) Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm D.

(3) Điểm B nằm khác phía với điểm A đối với điểm D.

(4) Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm D.

Bài giải:

Từ hình 8.21, ta thấy:

(1) Điểm B nằm giữa điểm A và điểm D là đúng.

(2) Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm D (cùng phía bên trái) là đúng.

(3) Điểm B nằm khác phía với điểm A đối với điểm D là sai vì điểm B nằm cùng phía với điểm A đối với điểm D (cùng phía bên trái).

(4) Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm D (cùng phía bên trái) là đúng.

Vậy các câu đúng là: (1); (2); (4).


Giải bài 8.7 trang 50 Toán 6 tập 2 KNTT

Quan sát Hình 8.22 và cho biết:

a) Có tất cả bao nhiêu tia? Nêu tên các tia đó.

b) Điểm B nằm trên các tia nào? Tia đối của chúng là tia nào?

c) Tia AC và tia CA có phải là hai tia đối nhau không?

Bài giải:

a) Có tất cả 6 tia là: Ax; Ay (hay tia AB, AC); Bx (hay tia BA); By (hay tia BC); Cx (hay tia BC; CA); Cy.

b) Điểm B nằm trên các tia: Ay (hay tia AB, AC); Bx (hay tia BA); By (hay tia BC); Cx (hay tia CB; CA).

Tia đối của tia Ay (hay tia AB, AC) là tia Ax.

Tia đối của tia Bx (hay tia BA) là tia By (hay tia BC).

Tia đối của tia By (hay tia BC) là tia Bx (hay tia BA).

Tia đối của tia Cx (hay tia BC; CA) là tia Cy.

c) Tia AC và tia CA không phải là tia đối của nhau vì chúng không có chung điểm gốc.


Giải bài 8.8 trang 50 Toán 6 tập 2 KNTT

Cho điểm C nằm trên tia Ax, điểm B nằm trên tia Cx. Biết rằng ba điểm A, B, C phân biệt. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

(1) Điểm A nằm trên tia BC.

(2) Điểm C vừa nằm trên tia AB vừa nằm trên tia BA.

(3) Tia CB và tia BC là hai tia đối nhau.

(4) Tia CA và tia Cx là hai tia đối nhau.

Bài giải:

Từ hình vẽ trên ta thấy các câu đúng là: (1); (2); (4).

Câu (3) sai vì hai tia CB và BC không là hai tia đối nhau vì chúng không chung gốc.


Giải bài 8.9 trang 50 Toán 6 tập 2 KNTT

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

a) Em hãy viết tên các tia chứa hai trong ba điểm A, B, C.

b) Trong các tia đó, tìm hai tia khác gốc có đúng một điểm chung.

Bài giải:

Ta có hình vẽ sau:

a) Các tia chứa hai trong ba điểm A, B, C là: AB; AC; BA; BC; CA; CB.

b) Hai tia khác gốc có đúng 1 điểm chung là: AB và CB; BA và CA; AC và BC.


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 trang 47 sgk Toán 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 10 11 12 13 14 trang 54 sgk Toán 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 6 7 8 9 trang 50 sgk Toán 6 tập 2 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com