Giải Bài tập cuối chương 5 trang 28 29 sgk Toán 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hướng dẫn giải Bài tập cuối chương 5 sgk Toán 8 tập 2 bộ Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung bài bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 8.


GIẢI BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 5

Sau đây là phần Giải Bài tập cuối chương 5 trang 28 29 sgk Toán 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Giải bài 1 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(M(1;1); N(4;1);P(2; – 1); Q( – 1; – 1)\). Tứ giác \(MNPQ\) là hình gì?

A. Hình bình hành.

B. Hình thang cân.

C. Hình vuông.

D. Hình chữ nhật.

Trả lời:

Ta biểu diễn các điểm \(M(1;1);N(4;1);P(2; – 1);Q( – 1; – 1)\) trên hệ trục tọa độ ta được:

Từ hình vẽ ta thấy, độ dài đoạn thẳng \(MN = 3; QP = 3\)

Lại có: \(MN//Ox;QP//Ox \Rightarrow MN//QP\).

Tứ giác \(MNPQ\) có: \(MN//PQ;MN = PQ \Rightarrow \) tứ giác \(MNPQ\) là hình bình hành.

⇒ Đáp án: A.


Giải bài 2 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Độ dài cạnh \(MN\) của tứ giác trong câu 1 là

A. $3$.

B. $5$.

C. \(\sqrt 3 \).

D. \(\sqrt 5 \).

Trả lời:

Ta có: \(M(1;1); N(4;1) \Rightarrow MN = |1- 4| = 3\).

⇒ Đáp án: A.


Giải bài 3 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Một người bắt đầu mở một vòi nước vào một cái bể đã chứa sẵn \(2 m^3\) nước, mỗi giờ chảy được \(3 m^3\) nước. Thể tích \(y({m^3})\) của nước có trong bể sau \(x\) giờ bằng

A. \(y = 2x + 3\).

B. \(y = 3x + 2\).

C. \(y = 6x\).

D. \(y = x + 6\).

Trả lời:

Mỗi giờ vòi nước chảy được \(3{m^3}\) nước và lượng nước ban đầu có trong bể là \(2{m^3}\) thì sau \(x\) giờ lượng nước có trong bể là:

\(y = 3x + 2\) .

Vậy lượng nước có trong bể sau \(x\) giờ là: \(y = 3x + 2\).

⇒ Đáp án: B.


Giải bài 4 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Trong các điểm sau, điểm nào thuộc đồ thị của hàm số \(y = 2 – 4x\)?

A. \((1;1)\).

B. \((2;0)\).

C. \((1; – 1)\).

D. \((1; – 2)\).

Trả lời:

Ta thay tọa độ các điểm vào đồ thị hàm số \(y = 2 – 4x\):

– Xét điểm \((1;1)\) ta có: \(y = 2 – 4.1 = – 2 \ne 1\).

Do đó, điểm \((1;1)\) không thuộc đồ thị hàm số.

– Xét điểm \((2;0)\) ta có: \(y = 2 – 4.2 = – 6 \ne 2\).

Do đó, điểm \((2;0)\) không thuộc đồ thị hàm số.

– Xét điểm \((1; – 1)\) ta có: \(y = 2 – 4.1 = – 2 \ne – 1\).

Do đó, điểm \((1; – 1)\) không thuộc đồ thị hàm số.

– Xét điểm \((1; – 2)\) ta có: \(y = 2 – 4.1 = – 2\).

Do đó, điểm \((1; – 2)\) thuộc đồ thị hàm số.

⇒ Đáp án: D.


Giải bài 5 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Trong các điểm sau, điểm nào thuộc đồ thị của hàm số \(y = – 5x + 5\)?

A. \((1;1)\).

B. \((2;0)\).

C. \((0;4)\). D.

\((2; – 5)\).

Trả lời:

Ta thay tọa độ các điểm vào đồ thị hàm số \(y = – 5x + 5\):

– Xét điểm \((1;1)\) ta có: \(y = – 5.1 + 5 = 0 \ne 1\).

Do đó, điểm \((1;1)\) không thuộc đồ thị hàm số.

– Xét điểm \((2;0)\) ta có: \(y = – 5.2 + 5 = – 5 \ne 0\).

Do đó, điểm \((2;0)\) không thuộc đồ thị hàm số.

– Xét điểm \((0;4)\) ta có: \(y = – 5.0 + 5 = 5 \ne 4\).

Do đó, điểm \((0;4)\) không thuộc đồ thị hàm số.

– Xét điểm \((2; – 5)\) ta có: \(y = – 5.2 + 5 = – 5\).

Do đó, điểm \((2; – 5)\) thuộc đồ thị hàm số.

⇒ Đáp án: D.


Giải bài 6 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Đường thẳng song song với đường thẳng \(y = 2x\) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $1$ là:

A. \(y = 2x – 1\).

B. \(y = – 2x – 1\).

C. \(y = 2x + 1\).

D. \(y = 6 – 2(1 – x)\).

Trả lời:

Gọi đường thẳng cần tìm là \(d:y = ax + b\).

Vì đường thẳng \(d\) song song với đường thẳng \(y = 2x\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b \ne 0\end{array} \right.\)

Lại có, đường thẳng \(d\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $1$ nên đường thẳng \(d\) đi qua điểm \((0;1)\). Do đó, \(b = 1 \ne 0\) (thỏa mãn).

Vậy đường thẳng \(d\) cần tìm là \(y = 2x + 1\).

⇒ Đáp án: C.


Giải bài 7 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) và \(y = – \dfrac{1}{2}x + 3\). Hai đường thẳng đã cho

A. Cắt nhau tại điểm có hoành độ là $3$.

B. Song song với nhau.

C. Cắt nhau tại điểm có tung độ là $3$.

D. trùng nhau.

Trả lời:

Ta có:

Đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) có hệ số góc là \(a = \dfrac{1}{2}\)

Đường thẳng \(y = – \dfrac{1}{2}x + 3\) có hệ số góc là \(a = \dfrac{{ – 1}}{2}\).

Do đó, hai đường thẳng này cắt nhau.

Lại có:

Đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 3\) cắt trục tung tại điểm \(A(0;3)\)

Đường thẳng \(y = – \dfrac{1}{2}x + 3\) cắt trục tung tại điểm \(A(0;3)\).

Do đó, \(A\) là giao điểm của hai đường thẳng.

Hoành độ điểm \(A\) là \(x = 0\); tung độ của điểm \(A\) là \(y = 3\).

⇒ Đáp án: C.


Giải bài 8 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Cho các hàm số bậc nhất: \(y = \dfrac{1}{3}x + 2\); \(y = – \dfrac{1}{3}x + 2\);\(y = – 3x + 2\). Kết luận nào sau đây đúng?

A. Đồ thị của các hàm số trên là các đường thẳng song song với nhau.

B. Đồ thị của các hàm số trên là các đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

C. Đồ thị của các hàm số trên là các đường thẳng trùng nhau.

D. Đồ thị của các hàm số trên là các đường thẳng cắt nhau tại một điểm.

Trả lời:

Ta có:

– Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{3}x + 2\) là đường thẳng có hệ số góc là \(a = \dfrac{1}{3}\).

– Đồ thị hàm số \(y = – \dfrac{1}{3}x + 2\) là đường thẳng có hệ số góc là \(a = – \dfrac{1}{3}\).

– Đồ thị hàm số \(y = – 3x + 2\) là đường thẳng có hệ số góc là \(a = – 3\).

Vì cả ba đường thẳng đều có hệ số góc khác nhau nên chúng cắt nhau.

– Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{3}x + 2\) cắt trục tung tại điểm \(A(0;2)\).

– Đồ thị hàm số \(y = – \dfrac{1}{3}x + 2\) cắt trục tung tại điểm \(A(0;2)\)

– Đồ thị hàm số \(y = – 3x + 2\) cắt trục tung tại điểm \(A(0;2)\)

Do đó điểm \(A(0;2)\) là giao điểm của ba đồ thị hàm số.

Vậy đồ thị của các hàm số trên là các đường thẳng cắt nhau tại một điểm.

⇒ Đáp án: D.


Giải bài 9 trang 28 Toán 8 tập 2 CTST

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ – x + 10}}{5}\)

A. là một đường thẳng có hệ số góc là $-1$.

B. không phải là một đường thẳng.

C. cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là $10$.

D. đi qua điểm \((200;50)\).

Trả lời:

Ta có:

\(y = \dfrac{{ – x + 10}}{5} = \dfrac{{ – x}}{5} + \dfrac{{10}}{5} = \dfrac{{ – 1}}{5}x + 2\)

– Vì hàm số \(y = \dfrac{{ – 1}}{5}x + 2\) có dạng \(y = ax + b\) nên đồ thị của hàm số là một đường thẳng với hệ số góc \(a = \dfrac{{ – 1}}{5}\).

– Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(A(0;2)\); Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm \(B(10;0)\).

– Thay \(x = 200\) vào hàm số ta được:

\(y = \dfrac{{ – 1}}{5}.200 + 2 = – 40 + 2 = – 38 \ne 50\).

Do đó điểm \((200;50)\)không thuộc đồ thị hàm số.

Vậy đáp án đúng là đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là $10$.

⇒ Đáp án: C.


BÀI TẬP TỰ LUẬN

Giải bài 10 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Cho hàm số \(y = f(x) = \dfrac{5}{{4x}}\).

a) Tính \(f(\dfrac{1}{5});f( – 5);f(\dfrac{4}{5})\).

b) Hãy tìm các giá trị tương ứng của hàm số trong bảng sau:

\(x\) –3 –2 –1 \( – \dfrac{1}{2}\) \(\dfrac{1}{4}\) 1 2
\(y = f(x) = \dfrac{5}{{4x}}\) ? ? ? ? ? ? ?

Bài giải:

a) Ta có:

♦ \(f(\dfrac{1}{5}) = \dfrac{5}{{4.\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{5}{{\dfrac{4}{5}}} = 5:\dfrac{4}{5} = 5.\dfrac{5}{4} = \dfrac{{25}}{4};\)

♦ \(f( – 5) = \dfrac{5}{{4.( – 5)}} = \dfrac{5}{{ – 20}} = \dfrac{{ – 1}}{4};\)

♦ \(f(\dfrac{4}{5}) = \dfrac{5}{{4.\dfrac{4}{5}}} = \dfrac{5}{{\dfrac{{16}}{5}}} = 5:\dfrac{{16}}{5} = 5.\dfrac{5}{{16}} = \dfrac{{25}}{{16}}\)

b) Ta có:

♦ \(f(- 3) = \dfrac{5}{{4.( – 3)}} = \dfrac{5}{{ – 12}} = \dfrac{{ – 5}}{{12}};\)

♦ \(f(- 2) = \dfrac{5}{{4.( – 2)}} = \dfrac{5}{{ – 8}} = \dfrac{{ – 5}}{8};\)

♦ \(f(- 1) = \dfrac{5}{{4.( – 1)}} = \dfrac{5}{{ – 4}} = \dfrac{{ – 5}}{4};\)

♦ \(f(- \dfrac{1}{2}) = \dfrac{5}{{4.( – \dfrac{1}{2})}} = \dfrac{5}{{\dfrac{{ – 4}}{2}}} = \dfrac{5}{{ – 2}} = \dfrac{{ – 5}}{2}\);

♦ \(f(\dfrac{1}{4}) = \dfrac{5}{{4.\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{5}{{\dfrac{4}{4}}} = \dfrac{5}{1} = 5\);

♦ \(f(1) = \dfrac{5}{{4.1}} = \dfrac{5}{4}\);

♦ \(f(2) = \dfrac{5}{{4.2}} = \dfrac{5}{8}\).

Ta có bảng sau:

\(x\) –3 –2 –1 \( – \dfrac{1}{2}\) \(\dfrac{1}{4}\) 1 2
\(y = f(x) = \dfrac{5}{{4x}}\) \(\dfrac{{ – 5}}{{12}}\) \(\dfrac{{ – 5}}{8}\) \(\dfrac{{ – 5}}{4}\) \(\dfrac{{ – 5}}{2}\) 5 \(\dfrac{5}{4}\) \(\dfrac{5}{8}\)

Giải bài 11 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Cho hàm số \(y = f(x) = – {x^2} + 1\). Tính \(f( – 3); \,f( – 2); \,f( – 1); f(0); \,f(1)\).

Bài giải:

Ta có:

♦ \(f( – 3) = – {( – 3)^2} + 1 = – 9 + 1 = – 8\);

♦ \(f( – 2) = – {( – 2)^2} + 1 = – 4 + 1 = – 3\);

♦ \(f( – 1) = – {( – 1)^2} + 1 = – 1 + 1 = 0\);

♦ \(f(0) = – {0^2} + 1 = 0 + 1 = 1\);

♦ \(f(1) = – {1^2} + 1 = – 1 + 1 = 0\).


Giải bài 12 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A( – 2;0); \,B(0;4); \,C(5;4); \,D(3;0)\). Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?

Bài giải:

Ta có:

\(A( – 2;0)\) ⇒ hoành độ của điểm \(A\) là –2 và tung độ của điểm \(A\) là 0.

\(B(0;4)\) ⇒ hoành độ của điểm \(B\) là 0 và tung độ của điểm \(B\) là 4.

\(C(5;4)\) ⇒ hoành độ của điểm \(C\) là 5 và tung độ của điểm \(C\) là 4.

\(D(3;0)\) ⇒ hoành độ của điểm \(D\) là 3 và tung độ của điểm \(D\) là 0.

Biểu diễn các điểm \(A; \,B;vC; \,D\) trên mặt phẳng tọa độ ta được:

Vì hai điểm \(B;C\) có tung độ bằng nhau nên \(BC\) song song với \(Ox\); Hai điểm \(A;D\) có tung độ bằng nhau nên \(AD\) song song với \(Ox\).

Do đó, \(BC//AD\).

Lại có:

\(AD = |3 – (- 2)| = 5; \, BC = |5 – 0| = 5\).

Do đó, \(AD = BC\).

Xét tứ giác \(ABCD\) có:

\(AD = BC\)

\(BC // AD\)

Do đó, tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.


Giải bài 13 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Cho biết đồ thị của hàm số \(y = ax\) đi qua điểm \(P(1; – \dfrac{4}{5})\).

a) Xác định hệ số \(a\).

b) Vẽ điểm trên đồ thị có hoành độ bằng \(- 5\).

c) Vẽ điểm trên đồ thị có tung độ bằng $2$.

Bài giải:

a) Vì đồ thị hàm số \(y = ax\) đi qua điểm \(P(1; – \dfrac{4}{5})\) nên ta có:

\(\dfrac{{ – 4}}{5} = a.1 \Rightarrow a = \dfrac{{ – 4}}{5}\).

Vậy hệ số góc của đường thẳng là \(a = \dfrac{{ – 4}}{5}\).

b) Ta có:

$x = −5$ suy ra $y = 4$, ta xác định được điểm $A(−5; 4)$.

c) Ta có:

$y = 2$ suy ra $x = -\dfrac{5}{2}$, ta xác định được điểm $B(-\dfrac{5}{2}; 2)$.

Ta biểu diễn 2 điểm $A, B$ trên tọa độ như sau:


Giải bài 14 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Tìm hàm số có đồ thị là đường thẳng song song với đồ thị hàm số \(y = – 2x + 10\).

Bài giải:

Gọi hàm số cần tìm là \(y = ax + b\).

Đồ thị hàm số là đường thẳng \(d:y = ax + b\).

Vì đường thẳng \(d\) song song với đường thẳng \(y = – 2x + 10\) nên ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}a = – 2\\b \ne 10\end{array} \right.\).

Vậy hàm số cần tìm là \(y = – 2x + b\) với \(b \ne 10\).


Giải bài 15 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Một người đi bộ với tốc độ không đổi \(3 km/h\). Gọi \(s (km)\) là quãng đường đi được trong \(t\) (giờ).

a) Lập công thức tính \(s\) theo \(t\).

b) Vẽ đồ thị của hàm số \(s\) theo biến số \(t\).

Bài giải:

a) Quãng được vật đi được với vận tốc \(3 km/h\)trong khoảng thời gian \(t\) (giờ) là:

\(s = v.t = 3.t\).

b) Vẽ đồ thị hàm số \(s = 3.t\)

Cho \(t = 1 ⇒ s = 3.1 = 3\)

⇒ Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(1;3)\).

Đồ thị hàm số \(s = 3.t\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\) và \(A\).


Giải bài 16 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Tìm \(m\) để các hàm số bậc nhất \(y = 2mx – 2\) và hàm số \(y = 6x + 3\) có đồ thị là những đường thẳng song song với nhau.

Bài giải:

Đồ thị hai hàm số \(y = 2mx – 2\) và \(y = 6x + 3\) song song với nhau khi:

\(\left\{ \begin{array}{l}2m = 6\\ – 2 \ne 3\end{array} \right. \Rightarrow 2m = 6 \Leftrightarrow m = 6:2 \Leftrightarrow m = 3\)

Vậy \(m = 3\) thì đồ thị hai hàm số \(y = 2mx – 2\) và \(y = 6x + 3\) song song với nhau.


Giải bài 17 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Tìm \(n\) để các hàm số bậc nhất \(y = 3nx + 4\) và \(y = 6x + 4\) có đồ thị là những đường thẳng trùng nhau.

Bài giải:

Đồ thị hai hàm số \(y = 3nx + 4\) và \(y = 6x + 4\) trùng nhau khi:

\(\left\{ \begin{array}{l}3n = 6\\4 = 4\end{array} \right. \Rightarrow 3n = 6 \Leftrightarrow n = 6:3 \Leftrightarrow n = 2\)

Vậy \(n = 2\) thì đồ thị hai hàm số \(y = 3nx + 4\) và \(y = 6x + 4\) trùng nhau.


Giải bài 18 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Tìm \(k\) để các hàm số bậc nhất \(y = kx – 1\) và \(y = 4x + 1\) có đồ thị hàm số là những đường thẳng cắt nhau.

Bài giải:

Đồ thị hai hàm số \(y = kx – 1\) và \(y = 4x + 1\) cắt nhau khi: \(k \ne 4\).

Vậy để đồ thị hai hàm số \(y = kx – 1\) và \(y = 4x + 1\) cắt nhau thì \(k \ne 4\).


Giải bài 19 trang 29 Toán 8 tập 2 CTST

Cho hai hàm số \(y = x + 3\), \(y = – x + 3\) có đồ thị lần lượt là các đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\).

a) Bằng cách vẽ hình, tìm tọa độ giao điểm \(A\) của hai đường thẳng nói trên và tìm các giao điểm \(B,C\) lần lượt của \({d_1}\) và \({d_2}\) với trục \(Ox\).

b) Dùng thước đo góc để tìm góc tạo bởi \({d_1}\) và \({d_2}\) lần lượt với trục \(Ox\).

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác \(ABC\).

Bài giải:

a) ♦ Vẽ đồ thị hàm số \(y = x + 3\):

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 3\) ta được điểm \(A(0;3)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{{ – 3}}{1} = – 3\) ta được điểm \(B( – 3;0)\) trên \(Ox\).

Đồ thị hàm số \(y = x + 3\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A\) và \(B\).

♦ Vẽ đồ thị hàm số \(y = – x + 3\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 3\) ta được điểm \(A(0;3)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{{ – 3}}{{ – 1}} = 3\) ta được điểm \(C(3;0)\) trên \(Ox\).

Đồ thị hàm số \(y = – x + 3\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A\) và \(C\).

Từ đồ thị ta thấy giao điểm của hai đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\) là \(A(0;3)\).

Đường thẳng \({d_1}\) cắt trục \(Ox\) tại \(B( – 3;0)\).

Đường thẳng \({d_2}\) cắt trục \(Oy\) tại \(C(3;0)\).

b) Gọi \({\alpha _1};{\alpha _2}\) lần lượt là 2 góc tạo bởi đường thẳng \({d_1};{d_2}\) với \(Ox\).

Dùng thước đo độ ta kiểm tra được\({\alpha _1} = 45^\circ ; \,{\alpha _2} = 135^\circ \).

c) Vì \(Ox \bot Oy\) tại \(O\) nên tam giác \(AOB\) và tam giác \(AOC\) đều vuông tại \(O\).

Ta có:

\(OA = 3;OB = 3;OC = 3\)

\(BC = OB + OC = 3 + 3 = 6\).

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác \(AOB\) ta có:

\(O{A^2} + O{B^2} = A{B^2}\)

\( \Leftrightarrow {3^2} + {3^2} = A{B^2}\)

\( \Leftrightarrow A{B^2} = 9 + 9 = 18\)

\( \Leftrightarrow AB = \sqrt {18} = 3\sqrt 2 \)

Áp dụng định lí Py – ta – go cho tam giác \(AOC\) ta có:

\(O{A^2} + O{C^2} = A{C^2}\)

\(⇔ {3^2} + {3^2} = A{C^2}\)

\(⇒ A{C^2} = 9 + 9 = 18\)

\(⇒ AC = \sqrt {18} = 3\sqrt 2 \)

Chu vi tam giác \(ABC\) là:

$C_{ABC} = AB + AC + BC$

$= 3\sqrt 2 + 3\sqrt 2 + 6 = 6 + 6\sqrt 2 $ (đơn vị độ dài)

Vì \(Ox \bot Oy\) nên \(OA\) vuông góc với \(BC\) tại \(O\). Do đó, \(OA\) là đường cao tam giác \(ABC\) ứng với cạnh \(BC\).

Diện tích tam giác \(ABC\) là:

\(S_{ABC} = \dfrac{1}{2}OA.BC = \dfrac{1}{2}.3.6 = 9\) (đơn vị diện tích)

Vậy chu vi tam giác \(ABC\) là \(6 + 6\sqrt 2 \) đơn vị độ dài và diện tích tam giác \(ABC\) là $9$ đơn vị diện tích.


Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 26 27 sgk Toán 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 35 36 sgk Toán 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải Bài tập cuối chương 5 trang 28 29 sgk Toán 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 8 tốt nhất!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com