Hướng dẫn Viết bài làm văn số 4 Ngữ văn 10

Nội dung bài Hướng dẫn Viết bài làm văn số 4 Ngữ văn 10 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – HƯỚNG DẪN CHUNG


II – GỢI Ý ĐỀ BÀI

Hãy viết một bài văn thuyết minh một trong các vấn đề sau:

1. Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các lời động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường sống.

2. Tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người.

3. Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.


III – GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI


IV – VĂN THUYẾT MINH THAM KHẢO

1. Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các lời động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường sống

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu về vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống.

Thân bài:

– Giải thích ngắn gọn:

+ Môi trường sống là tất cả những gì bao quanh sinh vật mà ở đó, các yếu tố của môi trường trực tiếp/gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

+ Môi trường sống bao gồm đất, nước, khí quyển, sinh vật (thực vật, động vật, con người).

+ Cây cối là một phần quan trọng cấu thành nên môi trường sống và có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sống.

– Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường:

+ Cây cối là lá phổi của cả hành tinh, hút khí CO2 và cung cấp lượng khí oxi khổng lồ phục vụ sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.

+ Điều hòa khí hậu, ngăn ngừa sự biến đổi nguy hiểm của khí hậu.

+ Ngăn khói, bụi, tiếng ồn, sóng âm hỗn tạp; Giữ đất, chống xói mòn và lũ lụt.

+ Cây cối là một phần quan trọng làm nên mĩ quan của hành tinh.

– Con người cần hành động để bảo vệ cây cối (cho ví dụ).

Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của cây cối và liên hệ bản thân.

Bài tham khảo 1:

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

Lời thơ năm xưa của Bác không phải đơn thuần chỉ phát động, kêu gọi toàn dân tham gia vào việc trồng cây để cho đất nước tươi đẹp, “càng xuân”, hay ẩn chứa ngầm một khát vọng về một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng. Mà ở đó chúng ta biết rằng Người đang nhấn mạnh đến vai trò rất to lớn của cây xanh đối với môi trường sống. Có thể khẳng định rằng cây cối trong cuộc sống con người giữ một vai trò quyết định, không có thứ gì thay thế được.

Đất, nước, không khí,… những thứ tưởng chừng như không thể thiếu trong sự sống này, và quả thực nó không thể thiếu được. Nhưng đất có mãi màu mỡ để ta vun trồng, nước có mãi trong lành để ta uống, không khí có mãi thoáng đãng, mát mẻ để ta thở? Vâng, không có gì là mãi mãi trên cuộc đời này cả. Sức sói mòn của thời gian, sự phát triển quá nhanh của xã hội và sự vô tình quá lớn của con người, sẽ khiến môi trường xung quanh của chúng ta lại càng không dễ tồn tại lâu bền được. Vấn đề đặt ra, ta phải làm gì để dù không giữ được môi trường sống tốt là mãi mãi, thì cũng kéo dài lâu hơn hoặc cân bằng nó được cho con người? Chắc chắn với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ, sẽ không thiếu những giải pháp hữu hiệu. Nhưng nếu không có cây xanh thì mọi giải pháp ấy chẳng có nghĩa lý gì!

Vậy tại sao lại nói như thế? Cây cối là một phần trong hệ thống sinh thái của con người, là thứ tồn tại đầu tiên trong cuộc sống gắn bó với thiên nhiên của loài người. Cây cối không thể tách rời khỏi chúng ta. Không có nó, chắc chắn sự sống của nhân loại sẽ đứng trên bờ vực của sự hủy diệt. Có một nhóm nghiên cứu về sự sống trên sao hỏa đã kết luận rằng dấu hiệu của sự sống trên hành tinh này được tìm thấy trước hết là hệ thực vật. Điều đó có thể khẳng định: cây cối có sự sống ở đâu là ở đó có sự sống của con người. Nói như thế có thể biết rằng, cây cối giữ vai trò quan trọng đến mức độ bức thiết đối với môi trường sống của nhân loại như thế nào.

Nhờ có cây xanh mà môi trường sống tự nhiên được duy trì. Đất đai được tái tạo, màu mỡ, tơi xốp hơn, gia tăng nhiều chất dinh dưỡng hơn để tăng năng suất lao động. Đặc biệt cây xanh cũng có vai trò để chống xói mòn đất, ngăn chặn được nguy cơ sạt lỡ, lũ quét ở vùng núi, bảo vệ an toàn cho vùng dân cư sinh sống nơi đây. Không chỉ giữ gìn đất đai mà cây xanh có tác dụng rất lớn đối với nguồn nước. Nó đóng vai trò quan trọng duy trì, bảo vệ, điều tiết mạch nước ngầm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Ngăn chặn được hiện tượng bốc hơi, giữ độ ẩm trong không khí. Trong khi đó, có nhiều cây xanh còn giảm đi sự ảnh hưởng của các yếu tố bức xạ không có lợi từ mặt trời, giảm thiểu hiện tượng hiệu ứng nhà kính hay tăng nhiệt độ của trái đất. Nơi được trồng cây xanh sẽ luôn tạo không khí thoáng mát, thư thái nhờ quá trình trao đổi khí, hút CO2 và và thải O2. Vì oxy là nguồn dưỡng khí đem lại sự sống cho vạn vật. Ước tính cứ một cây trưởng thành trong vòng một năm có thể cung cấp oxy cho 18 người. Lượng oxy trong tự nhiên giảm cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp sự sống lại. Có nhiều loài sinh vật biến mất vì không đủ lượng ôxy cung cấp.

Nhưng lợi ích mà cây xanh đem lại đâu chỉ thuộc về các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, mà nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường sống xã hội. Nhìn lại hiện trạng về những gì xung quanh chúng ta đang sống! Thật đáng sợ hãi. Các nhà máy, khu công nghiệp, xưởng chế biến, mỏ khai thác, các công trình… để phục vụ cho các nhu cầu của con người càng ngày càng lớn, sự đe dọa đến sự an toàn của môi trường sống càng ngày càng cao. Hậu quả của nó để lại chúng ta đã nhìn thấy, nhiệt độ trái đất đang nóng dần lên, nhiều vụ thiên tai quái ác xảy ra, rồi khói, bụi, ô nhiễm, rác thải, bệnh tật…cứ lan tràn. Nhân loại nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đang phải đứng trước những nguy cơ đe dọa rất cao đến sự tồn vong. Một trong những giải pháp để chúng ta cùng nhau thực hiện đó là gia tăng vai trò của hệ thống cây cối trên trái đất.

Có thể nói, cây cối không chỉ mang đến bóng mát, cảnh quan, không khí trong lành nơi chúng ta đang sống, mà nó có rất nhiều hữu ích về sức khỏe, tinh thần của con người. Cây cối là nguồn thực phẩm trực tiếp, không thể thiếu. Sức khỏe chúng ta tốt là nhờ ăn nhiều rau xanh hay các thực phẩm từ thực vật. Đồng thời nó còn đóng vai trò trung gian, một mắt xích quan trọng để gián tiếp cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho con người. Còn chưa kể đến trong thiên nhiên còn chứa đựng một số lượng rất lớn nguồn dược liệu quý mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe, làm đẹp tự nhiên rất hữu hiệu. Hiện nay chúng ta còn khai thác một nguồn năng lượng lớn từ cây cối để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người như năng lượng sinh học, chẳng hạn như xăng, chất đốt,…

Bên cạnh đó, đóng góp của cây cối với việc di dưỡng tinh thần con người rất lớn. Đến một vùng ngoại ô hay những miền quê vắng, được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, xung quanh toàn là cây cối, chắc chắn chúng ta sẽ thoải mái hơn. Hay đơn giản chỉ cần đến một ngôi nhà nào đó có nhiều cây cối, chúng ta cũng có cảm giác thích thú, bình yên và mát mẻ hơn. Những ngôi nhà như thế chắc chắn sẽ giảm thiểu được 50% năng lượng điện từ máy điều hòa, trong khi đó nguồn năng lượng nói chung đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Hay nếu các thành phố lớn vắng bóng những cây xanh chắc chắn vẻ đẹp của nó phần nào giảm đi, hơn nữa sẽ gia tăng đáng kể các vấn đề bức bối của cuộc sống. Có một thực tế là hiện nay, nhiều khu du lịch, khu đô thị sinh thái mọc lên để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, cần bằng cho con người trong cuộc sống. Một trong những tiêu chí quan trọng ở những nơi này là cần phải có nhiều cây xanh. Giải tỏa căng thẳng, tiếp thêm năng lượng sống, bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời… chắc chắn phải có sự góp sức của cây cối quanh ta.

Rất khó để có thể nói hết vai trò, tác dụng của cây cối đối với việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Nhưng chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thể không lo ngại khi tỉ lệ chặt phá rừng ngày càng gia tăng, số lượng diện tích đất trống, đồi trọc càng nhiều, tốc độ đô thị hóa chóng mặt buộc phải chặt hạ nhiều cây cổ thụ lâu năm trên những con đường lớn… Sự suy giảm về hệ thống cây xanh là điều mà bất cứ quốc gia nào phải quan tâm hàng đầu, vì hậu quả nó để lại rất khó lường.

Vào cuối năm 2016, một làn sóng dữ dội phải đối của người dân khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trương chặt hạ nhiều cây xanh trên các tuyến phố. Bên cạnh việc tạo ra làn sóng xã hội không mấy tích cực như thế, việc làm này lại phản ánh rất tốt về nhận thức của người dân Thủ đô và nhân dân cả nước về vai trò tác dụng của cây xanh. Có nhiều người tiếc vì hàng cây hàng trăm tuổi, gắn bó cả tuổi thơ hay cả đời người giờ không còn… Nhưng quan trọng họ nhận ra ý nghĩa thiết thực của nó với cuộc sống hằng ngày cả về mặt cảnh quan lẫn tinh thần để từ đó cần phải có ý thức tốt hơn trong việc duy trì cây cối trong cuộc sống của con người.

Bài tham khảo 2:

Cây cối có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Nó giúp cho không khí trong lành, bảo vệ trái đất không bị xói mòn, giúp giảm bớt các hiện tượng thiên nhiên. Con người và các loài động vật là một phần trong thế giới tươi xanh ấy.

Nhiều cây cối và các động vật khác tập trung trên một khu vực nhất định gọi là rừng. Rừng là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính.

Trước khi xuất hiện các động vật trên trái đất, cây cối đã có trước đó tạo ra một môi trường sống thích hợp cho cá loài động vật xuất hiện sau này. Cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Nếu trái đất không có cây xanh thì cuộc sống xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt. Thật khó nói hết vai trò của cây cối đối với đời sống con người và các loài động vật. Dựa vào nhu cầu khai thác các giá trị và tác động của cây cối có thể nhận thấy cây cối có các vai trò sau:

Thực vật xanh là nguồn thực phẩm gián tiếp hay trực tiếp cho con người, một điều không thể thay thế cho mãi mãi về sau. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật luôn chiếm một lượng lớn trong cơ cấu thức ăn của con người và ngày càng chiếm ưu thế khi con người nhận thấy rõ những lợi ích của việc ăn nhiều rau xanh thay cho cá thịt để bảo vệ sức khỏe.

Cây xanh là điều kiện tiên quyết cho thế giới động vật tồn tại và phát triển, nhờ đó mới có thể đảm bảo cho sự câng bằng sinh thái, một điều vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chúng ta. Các quần thể cây xanh tạo ra môi trường sống và trú ẩn cho các loài động thực vật. ngày nay, khi rừng bị phá hoại, môi trường sống của nhiều loại động vật bị xâm phạm, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Thực tế, hằng năm trên trái đất, hàng chục loài động vật mãi mãi biến mất.

Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng cho môi trường sống: nó điều hòa không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời ,xả hơi nước mát vào không khí ,hấp thu các khí độc hại trong môi trường đồng thời nhả khí oxy vào môi trường.

Cây xanh có bộ rễ chằng chịt ôm lấy đất, giữ nước cho đất ,chống xói mòn, khô hạn, lũ lụt, xoáy lốc. Nhờ có cây xanh mà các chất dinh dưỡng trong đất được giữu lại, tạo nguồn dinh dưỡng nuôi cây. Cây xanh chắn gió bảo vệ đồng ruộng, chắn cát bảo vệ đất trồng, làng mạc, chắn sống ngăn không cho xâm nhập mặn và sụp lún ven bờ. Người dan miền biển thường trong cây ngăn thủy triều, bảo vệ vùng sản xuất bên trong đất liền.

Cây xanh hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính. Cây xanh còn nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khỏe chúng ta thông qua hô hấp. Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây xanh sẻ vô cùng có lợi cho sức khỏe chúng ta. Tâm hồn con người sẻ trở nên dịu lắng, thanh thoát, minh mẩn, yêu cuộc sống. Ngược lại, nếu thiếu cây xanh tâm hồn dể bị chai cứng, độc đoán, gắt gỏng, bệnh tật dễ hoành hành .

Cây xanh trong rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Hầu hết vật liệu xây dựng nhà cửa trước đây đều lấy từ rừng.

Từ xa xưa, con người đã biết tận dụng cây cối như là một nguồn cung cấp các chế phẩm sinh học cho y học hiện đại. Lá một số loại cây như bạch đàn . còn phát ra một số tinh dầu có tác dụng ngăn cản và giết chết nhiều loại vi khuẩn và một số loại côn trùng. Cây xanh còn là một kho dược liệu mà con người vẫn chưa khám phá và sử dụng hết. Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành – một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người, nhưng hiện nay hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi ngày càng nhiều, diện tích đất trống đồi trọc ngày càng gia tăng. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được.

Bản chất sâu xa trong các mối quan hệ với thế giới xung quanh là sự khai thác lãn nhau. Chỉ khác nhau ở thái độ và các cách thức khai thác có tinh nhân bản hay không. Nếu trái đất không có cây xanh thì cuộc sống xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Mỗi người trong chúng ta cần có ý thức để bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần tuyên truyền về vai trò của cây xanh, của rừng đối với cuộc sống của con người để mỗi người tự tạo ra cho mình một hành động thiết thực, góp phần vào việc xây dựng môi trường sống ngày càng xanh sạch đẹp.

Bài tham khảo 3:

Bác Hồ đã từng nói rằng:

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Không chỉ ngày xưa, mà ngay cả thời điểm hiện tại và tương lai cây cối cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Bởi vậy, con người phải có những hành động thiết thực để bảo vệ cây cối. Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ môi trường sống trong lành, tốt đẹp cho chúng ta và thế hệ tương lai.

Trước hết, chúng ta cần hiểu môi trường sống là gì? Môi trường sống là toàn bộ những gì bao quanh con người như đất, nước, không khí, bầu trời, cây cỏ, muông thú,… chúng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Đặc biệt là cây cối, chúng càng ngày càng khẳng định vai trò lớn lao của mình đối với việc bảo vệ môi trường sống.

Trước hết, cây cối là lá phổi khổng lồ cung cấp ô xi cho hoạt động sống của con người và muôn loài khác. Nếu như con người cần lá phổi khỏe mạnh để duy trì hoạt động hô hấp, giúp con người tồn tại, thì môi trường sống cũng cần một lá phổi như vậy. Và không gì khác, lá phổi ấy chính là cây xanh. Theo nguyên lí hoạt động, cây xanh vào ban ngày hấp thụ khí CO2 và thải ra khi O2, đây chính là loại khí mà chúng ta cần. Cây xanh đảm bảo cho không khí luôn trong lành, sạch sẽ, từ đó đảm bảo sức khỏe cho muôn vật, muôn loài.

Không chỉ vật cây xanh còn bảo vệ nguồn nước ngầm của chúng ta. Khi mưa rơi xuống đất, cây xanh sẽ là lớp lá chắn, khiến cho nước không thể đổ quá nhanh và mạnh xuống dưới mặt đất gây sói mòn, rửa trôi đất. Nước được ngấm xuống lòng đất một cách từ từ. Bởi vậy giúp cho mạch nước ngầm luôn được đảm bảo, không bị vơi cạn.

Cây xanh còn hạn chế hiện tượng lũ ống, lũ quét ở vùng núi. Những nơi không có cây xanh bao phủ, khi có mưa lớn từ đầu nguồn đổ về sẽ không bị bất cứ vật nào cản trở sẽ dẫn đến hiện tượng lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Ngược lại ở những nơi được cây xanh bao phủ, mưa lũ được ngăn lại, một phần được rễ cây hút, ngấm xuống đất sẽ hạn chế hiện tượng lũ lụt, giảm thiệt hại về người cũng như tài sản cho chúng ta.

Cây xanh lớn, cao còn là tấm là chắn giúp tránh tình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển. Chúng ta hãy thử tưởng tượng ở những nơi đồi núi trơ chọc, khi mưa xuống kèm với địa hình dốc sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng, làm đất bạc màu, mất chất dinh dưỡng. Cây cối ở những nơi đó trở nên khô cằn và dần dần sẽ bị triệt tiêu. Ngược lại, ở những nơi cây cối dày đặc che phủ đất đai bao giờ cũng tươi tốt hơn rất nhiều, cây cối mọc dày đặc bởi được cung cấp lượng dinh dưỡng lớn. Đồng thời ở những nơi này, hiện tượng sói mòn, rửa trôi, đất bạc màu cũng không có.

Không chỉ vậy, màu xanh tươi mát của các nhành hoa, cây cỏ cũng khiến cho tầm hồn chúng ta thư thái, thoải mái hơn sau những ngày làm việc căng thẳng. Cũng bởi vậy mà các khu du lịch sinh thái để con người hòa mình vào thiên nhiên ngày càng nhiều hơn. Đến đây con người không chỉ được rời xa cuộc sống thị thành xô bồ, ồn ã, mà còn được tắm mình trong cái mát lành, dịu nhẹ của thiên nhiên, được ngửi hương hoa của đồng nội. Còn điều gì tuyệt vời hơn nữa để chúng ta lấy lại năng lượng sống cho một tuần mới.

Nhưng hiện nay, hoặc vô tình hoặc cố ý mà con người đã hủy hoại, tàn phá cây cối một cách trầm trọng. Những lá phổi xanh dần biến mất, thay vào đó là những đồi núi trơ trọi, còn đâu sinh khí của những cánh rừng ngút ngàn. Ở Đak Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay đã lên đến 225ha, tăng gần 100 ha so với cùng kì năm ngoái. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ so với rất nhiều diện tích rừng bị tàn phá trên cả nước. Và hậu quả của việc tàn phá rừng chính con người phải gánh chịu. Nạn lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miền, với mức độ trầm trọng ngày càng tăng cao; trái đất ngày càng nóng lên, băng tan dần ở hai cực; ô nhiễm bầu không khí gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người,…

Để ngăn chặn những hệ lụy nghiêm trọng đó, ngay từ bây giờ, ngay từ giờ phút này con người phải chung tay để bảo vệ môi trường. Mỗi chúng ta cần có ý thức, không xả rác bừa bãi, đặc biệt là túi nilong để tránh ngăn chặn sự phát triển của cây cối. Mở rộng diện tích trồng rừng. Có những đạo luật xử lí nghiêm khắc với những hành vi chặt phá rừng trái phép. Hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ môi trường sống cho chúng ta và thế hệ tương lai.

Cây cối có vai trò hết sức quan trọng với đời sống con người, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại khi diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng do nạn chặt phá rừng bừa bãi. Nếu không hành động ngay từ bây giờ thì chính con người đang tự hủy hoại cuộc sống của bản thân và muôn loài.


2. Tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu về tác hại của ma túy đối với đời sống của con người.

Thân bài:

– Nêu ngắn gọn về nguồn gốc của ma túy.

– Tác hại to lớn của ma túy đối với đời sống của con người:

+ Làm suy kiệt sức khỏe và giống nòi (tấn công hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục…) và thường xuyên dẫn đến tử vong khi sử dụng quá liều hay sử dụng thời gian dài.

+ Việc nghiện hút ma túy, dùng chung bơm kim tiêm là một con đường phổ biến dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

+ Việc nghiện hút làm suy kiệt kinh tế, dẫn đến tình trạng phạm pháp để có tiền sử dụng thuốc, vi phạm pháp luật, sống buông thả, thoái hóa nhân cách.

+ Người nghiện hút đánh mất lòng tin với người thân, tự hủy hoại tương lai, đánh mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

– Con người cần hành động để đẩy lùi và tiêu diệt tệ nạn nghiện hút ma túy (cho ví dụ).

Kết bài: Khẳng định tác hại và hệ lụy lâu dài của ma túy với đời sống con người.

Bài tham khảo 1: Ma túy

Ngày nay, con người phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa khác nhau, và một trong những hiểm họa ấy chính là tệ nạn ma túy. Ma túy đã trở thành vấn nạn của toàn cầu, nó gây ra những hệ quả hết sức nghiêm trọng đến bản thân, gia đình và sự phát triển của xã hội.

Ma túy theo khái niệm khoa học được hiểu là các chất có nguồn gốc tự nhiên như morphin, bán tổng hợp như heroin hay tổng hợp: amphetamine có tác dụng trực tiếp lên dây thần kinh trung ương của con người, có thể khiến người dùng giảm đau, gây hưng phấn hoặc đem lại cảm giác đê mê, dễ chịu,… khi sử dụng chúng nhiều lần sẽ gây nghiện, phải tái dùng nhiều lần nếu không sẽ rất khó chịu. Một cách đơn giản hơn, ma túy được hiểu là heroin, bạch phiến, người nghiện ma túy được mặc định là nghiện heroin mà không có sự phân biệt về chất mà người đó lệ thuộc. Dù hiểu theo cách nào thì ma túy cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với người sử dụng chúng.

Theo thống kê, tới cuối tháng 6 năm 2011 nước ta đã có 149.900 người nghiện ma túy, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1994. Và con số này đang tiếp tục tăng lên. Người nghiện ma túy chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy có thể kể đến do bị bạn bè lôi kéo, rủ rê. Do muốn trải nghiệm, muốn khẳng định chứng tỏ bản thân, nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Và nguyên nhân cơ bản nhân là không tự chủ, không kiểm soát được bản thân, để bị sa đà vào con đường nghiện ngập.

Ma túy gây ra những tác động lớn đến cơ thể người dùng. Trước hết là đối với hệ hô hấp. Khi sử dụng ma túy với liều lượng lớn, liên tục sẽ kích thích hô hấp, khiến tần số thở trong một phút tăng nhanh, sau đó chúng sẽ ức chế hô hấp, quá liều sẽ dẫn đến ngưng thở mà chúng ta vẫn thường gọi là sốc thuốc, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Không chỉ vậy, sử dụng mà túy còn dẫn đến hiện tượng phù phổi cấp, tràn khí màng khổi, viên phế quản, lên cơn hen,… nhưng căn bệnh hết sức nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Ma túy còn tác động mạnh đến hệ thuần kinh của con người, khi sử dụng nhiều sẽ dẫn đến đau đầu, rối loạn thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ bị kích động dẫn đến những hành vi sai trái. Bên cạnh đó, dùng ma túy còn dẫn đến hiện tượng ảo giác, hoang mang, lo sợ, có những chứng bệnh như tự nói với mình,… Những biểu hiện này dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát, gây nguy hiểm đến mọi người và xã hội: gây tai nạn, đánh người vô cớ,… Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến tim mạch và hệ sinh dục của con người.

Đặc biệt ma túy còn hủy hoại nhân cách con người. Khi nghiệm, con nghiện sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn cơn thèm, sẵn sàng ăn cắp ăn trộm, thậm chí giết người. Khi ấy, họ chỉ có một mục đích duy nhất là để cơ thể được ru ngủ trong chất độc ma túy.

Ma túy không chỉ gây ảnh hưởng với chính người sử dụng mà còn tác động nghiêm trọng đến gia đình. Những gia đình có con bị nghiệm ma túy kinh tế gia đình sa sút, không khí gia đình lúc nào cũng u ám, ảm đạm. Không chỉ vậy, nếu người cha, người mẹ nghiện ma túy sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và nhân cách của đứa con. Hạnh phúc gia đình tan vỡ.

Ma túy còn tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Hãy thử tưởng tượng một xã hội mà thanh niên, thế hệ trẻ nghiện ngập thì tương lai của đất nước sẽ đi về đâu. Tệ nạn ma túy còn gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Những nơi tập trung nhiều người nghiện trật tự an ninh thường không được đảm bảo, nạn ăn cắp, trộm cướp xảy ra thường xuyên, gây mất an toàn với những người sống xung quanh.

Trước vấn nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp như vậy buộc tất cả chúng ta cần phải chung ta để đẩy lùi tệ nạn này. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là bản thân mỗi người. Những người đã bị nghiện cần có ý chí nghị lực đi cai nghiện, để tái hòa nhập với cộng đồng, để được sống và làm việc, cống hiến cho đất nước. Đây là hành trình đầy khó khăn và gian khổ đòi hỏi người cai nghiện cần phải có sự nỗ lực không ngừng. Để giúp quá trình cai nghiện được dễ dàng, cần có sự phối hợp của gia đình, lời động viên từ những người thân là nguồn động lực rất lớn với họ. Hàng xóm, xã hội không có thái độ kì thị, xá lánh với người nghiện, giúp họ cai nghiện và hòa nhập với cộng đồng. Những người chưa nghiện cần tránh xa loại tệ nạn nguy hiểm này, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, cho hạnh phúc gia đình và sự phát triển của đất nước. Ngoài ra cũng cần phối hợp với các cấp chính quyền, bắt những kẻ buôn bán ma túy, ngăn chặn đầu mối gây nên tệ nạn xã hội này. Chỉ khi có sự chung tay của tất cả mọi người thì vấn nạn này mới có thể đầy lùi.

Là một học sinh, em cần phải tránh xa các loại tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè,… đặc biệt là tệ nạn ma túy. Cần có những hiểu biết cơ bản về sự nguy hiểm và tác hại khôn lường của ma túy để tránh xa. Đưa ra lời khuyên và vận động mọi người loại bỏ tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác. Cần chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu học tập để xây dựng đất nước.

Ma túy đang ngày càng tác động xấu đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Những tác hại khôn lường của nó đến bản thân ai cũng đã hiểu rõ, bởi vậy chúng ta phải nêu cao khẩu hiệu, đầy lùi ma túy, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho hiện tại và thế hệ tương lai.

Bài tham khảo 2: Ma túy

“Cái chết trắng” là cách gọi đầy hình tượng cho kết cục của những người sử dụng một loại chất kích thích rất đáng sợ, đó là ma túy. Cùng với các loại tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, văn hóa phẩm đồi trụy… ma túy lâu này trở thành mối lo ngại đáng sợ của con người trong xã hội hiện đại. Có thể khẳng định tác hại của ma túy đối với cuộc sống của con người thật khôn lường.

Ma túy được hiểu là một dạng chất kích thích được chiết xuất từ loài hoa anh túc hoặc nhựa cây thuốc phiện có mặt nhiều ở các vùng núi trên thế giới hay ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam. So với thuở sơ khai khi mới ra đời, hiện nay ma túy tồn tại ở rất nhiều dạng: bột, nước, viên nén,… được dùng ở nhiều hình thức khác nhau như hút hít, tiêm chích, ngậm, nhấp môi… Do có sự biến tấu rất đa dạng nên ngày nay có quá nhiều loại ma túy xuất hiện. Có lẽ những tên gọi như đá, cỏ, tem, cần, bùa lưỡi… không còn xa lạ. Đó đều chỉ ma túy. Tuy nhiên dù gọi như thế nào hay cách dùng ra sao thì ma túy đều có một hậu quả chung là người dùng, chỉ dùng một lần cũng sẽ gây nghiện. Điều đáng sợ là nó chẳng kiêng nể ai, đối tượng thuộc lứa tuổi, giới tính, địa vị nào, cứ sử dụng đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đáng sợ.

Vậy ma túy để lại những hậu quả gì? Thật đáng sợ khi có người cho rằng, cứ sử dụng ma túy mà đầy đủ sẽ béo tốt và duy trì sức khỏe cho con người. Không thể phủ nhận có một loại, còn gọi là moóc-phin, thường được dùng trong y học để giảm đau rất hiệu nghiệm. Nhưng lối suy nghĩ trên hay nếu lạm dụng moóc-phin sẽ gây ra những hậu quả thực sự đáng sợ mà chúng ta không ngờ tới.

Trước tiên, hậu quả để lại vô cùng nặng nề cho bản thân “con nghiện”. Ma túy sẽ tàn phá sức khỏe con người một cách trầm trọng. Ảnh hưởng đầu tiên chính là ở hệ thần kinh. Ở mức độ nhẹ thì người sử dụng ma túy chỉ mới gây mất tập trung, hay mệt mỏi, uể oải, tâm lý chán nản, hay cáu bẳn và muốn phá phách, đôi khi gây ra tâm lý lo lắng, bất an. Nhưng ở mức độ nặng thì gây ra hiện tượng ảo giác, không kiểm soát được hành vi, có những biểu hiện quá khích, phản cảm. Trên mạng xã hội facebook hiện nay không hề thiếu những cảnh tượng bị “ngáo đá” (tên gọi của những người sử dụng ma túy đá quá nhiều). Những người này thường có biểu hiện mặt đờ đẫn, mắt trắng dã, trợn ngược, hoặc la hét, người rung lắc, không đứng yên, thậm chí còn cởi hết đồ, lăn lê trên đường, trèo lên lan can cửa sổ hoặc nóc nhà, mái nhà cao tầng đi lại, cười nói lớn tiếng… Thật đáng sợ. Nhưng có lẽ bấy lâu nay, hậu quả đáng tiếc nhất của ma túy vẫn chính là việc người dùng dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS. Trong số những nguyên nhân lây nhiễm căn bệnh thế kỉ này, phần lớn thuộc về việc sử dụng ma túy.

Nhưng còn lo ngại hơn là sử dụng ma túy ảnh hưởng đến nhân cách, phẩm chất của họ. Có lẽ xã hội không bao giờ chấp nhận người nghiện ma túy là người tử tế. Họ cũng rất khó để trở thành người tử tế. Cứ nhìn những hình ảnh như ở trên thì không thể nào tử tế được. Trong khi đó còn chưa kể, họ phải tìm mọi cách để có tiền dùng thuốc. Cho nên nếu không vòi vĩnh gia đình thì cũng tìm cách ăn cắp, ăn trộm, lừa dối người khác, bất chấp mọi thủ đoạn để có tiền mua ma túy. Chúng ta chẳng còn xa lại cái cảnh con nghiện sẵn sàng chửi rủa, đánh đập cả cha mẹ, người thân trong gia đình mình để có tiền sử dụng ma túy. Có người chẳng còn con đường nào khác phải chấp nhận buôn ma túy để nuôi cơn nghiện của chính mình. Từ việc sử dụng ma túy đến con đường phạm pháp là vô cùng ngắn ngủi. Họ dần dần trở thành những con người đáng sợ, bị xã hội coi thường, muốn tránh xa. Chắc chắn chẳng ai muốn sống cùng một khu phố mà ở đó có kẻ bị nghiện ma túy. Hay chỉ cần nghe thông tin một trại cai nghiện mà học viên phá cửa bỏ trốn là cả xã hội đầy lo lắng rồi. Sự mất mát về nhân cách, tâm hồn của họ là quá lớn. Cơ hội làm lại cuộc đời, sống tử tế gần như không có. Tương lai, sự nghiệp đều bị hủy hoại. Cái giá phải trả cho việc sử dụng ma túy là quá đắt.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ma túy còn gây ra biết bao nhiêu hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Cha mẹ đau lòng, nhục nhã vì có con nghiện, gia đình tan hoang, kiệt quệ vì có con nghiện. Những mất mát về vật chất và tinh thần khó mà đong đếm được. Chỉ biết nỗi đau có người thân bị nghiện là có thật và đều bị coi bi kịch cả đời. Vì đối tượng nghiện là không giới hạn, nên việc kiểm soát con người ở phương diện này là rất phức tạp. Xã hội sẽ bị đảo lộn, tình hình an ninh trật tự khó đảm bảo, kinh tế khó phát triển và hình ảnh về mặt văn hóa con người và đất nước sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Một lực lượng lớn lao động không được sử dụng, ngành du lịch sẽ hạn chế đi rất nhiều vì không dám tới một vùng hoặc một quốc gia bất ổn. Cho nên thiệt hại về xã hội mà ma túy gây ra là rất lớn và khó kiểm soát.

Nhưng có lẽ, điều đáng lo lắng nhất là vấn đề trẻ hóa những người nghiện ma túy, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những bạn đang ở lứa tuổi học sinh. Theo thống kê Bộ Lao động và Thương binh xã hội năm 2017, có đến 8% số người nghiện ở tuổi vị thành niên và ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đó thực sự là một con số biết nói và cho thấy diễn biến phức tạp của các loại hình ma túy đang có mặt trong xã hội hiện nay. Thật chẳng khó để mấy bạn trẻ mua ma túy cả, có khi ngay ngoài cổng trường, quán internet hay những quán ba, vũ trường… Nên việc để giảm thiểu tác hại của ma túy, nhất là trong học đường là điều vô cùng cần thiết. Chỉ cần nhìn vào những hậu quả của nó sẽ cho thấy những chủ nhân tương lai của đất nước mà vướng vào vòng vây của “cung đường trắng” thì khó mà thoát khỏi cái án tử hình của cuộc đời.

Vào giữa năm 2017, cả nước rúng động bởi một vụ việc đó là các chiến sĩ công an Việt Nam đã triệt phá đường một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc lắc, cung ứng trực tiếp cho các vũ trường, quán ba từ bắc vào nam. Kẻ cầm đầu và những người liên quan đều bị bắt và chờ đợi hình phạt thích đáng. Nhưng chúng ta vẫn đầy lo ngại bởi một đường dây lớn như thế đã hoạt động rất nhiều năm nay và nó chỉ là những gì chúng ta biết, nhìn thấy mà thôi. Vậy đã có bao nhiêu cuộc đời con người bị hủy hoại bởi nó? Còn bao nhiêu vụ việc về buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy chưa được phát giác? Ma túy – mối hiểm họa vẫn chưa dừng trong xã hội hiện đại.

Bài tham khảo 3: Rượu

Trong cuộc sống hiện đại, còn người phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực,… khác nhau. Những lúc như vậy họ thường tìm đến rượu để giải sầu, để làm nguôi ngoai đi nỗi bực dọc, mệt mỏi trong người. Nhưng họ đâu biết rằng, một chén giúp họ nguôi ngoai thì cũng đồng nghĩa với sức khỏe, mạng sống của bản thân ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Rượu gây ra vô vàn tác hại với sức khỏe con người.

Rượu là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm OH, hay hiểu một cách đơn giản hơn, rượu là tên gọi của nhóm đồ uống có cồn. Tùy thuộc vào nguyên liệu và các cách sản xuất mà người ta chia rượu làm nhiều loại khác nhau: rượu vang, rượu gạo, rượu Kim Sơn,…

Ngày nay việc lạm dụng rượu bia ngày càng trở nên trầm trọng, và có những người đã trở thành con nghiện, mỗi ngày đều phải nạp chất men vào cơ thể để thỏa mãn cơn thèm. Nhưng rượu lại hết sức nguy hiểm đến sức khỏe người dùng và nguy hiểm với cả những người xung quanh.

Trước hết, uống rượu nhiều khiến tăng nguy cơ ung thư như ung thư vòm họng, thực quản, gan, ruột,… Những đồ uống có cồn mà điển hình là rượu khi đi vào trong cơ thể người sử dụng sẽ sản sinh ra chất độc có tên acetaldehyde, chất này làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.

Gan là bộ phận rất quan trọng với cơ thể chúng ta, chúng lọc các chất độc trong cơ thể, giúp con người trở nên khỏe mạnh. Nhưng với những người uống nhiều rượu, nghiện rượu gan phải hoạt động quá tải, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh lí về gan như : gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan. Không chỉ vậy, uống rượu lâu sẽ dẫn đến hình thành các sẹo ở gan, và dẫn đến xơ gan. Khi gan bị xơ, chúng sẽ hoạt toàn mất chức năng hoạt động của mình. Điều này dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm như nôn ra máu, nhiễm trùng cổ trướng.

Không chỉ tác động đến gan, rượu còn tác động trực tiếp đến tim. Khi uống nhiều rượu, các cơ tim sẽ dần bị thay thế bằng mô xơ gây khó khăn cho quá trình co bóp, làm cho tim ngày càng yếu đi, mất dần khả năng co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng suy tim, biểu hiện cơ bản nhất là khó thở, dẫn đến rối loạn nhịp tim. Có thể thấy, rất nhiều trường hợp trong các bữa nhậu, khi sử dụng rượu quá nhiều, cơ thể người uống không thể đáp ứng kịp thời, làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, dẫn đến hiện tượng đột khụy và nhồi máu cơ tim.

Như đã nói ở trên khi con người chán nản thường tìm đến rượu để giải tỏa, nhưng họ không hề biết rằng đây lại chính là cách giết hại bản thân một cách từ từ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và não bộ. Các chất trong rượu ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh, khiến con người ngày càng trở nên lo âu, trầm cảm và đặc biệt có thể dẫn đến những hành vi mất kiểm soát, không tự chủ được hành động, lời nói của bản thân.

Theo nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng rượu còn tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Thận là bộ phận lọc và đào thải độc tố ra khỏi máu, khi sử dụng rượu quá nhiều sẽ làm giảm chức năng này của thận. Đã có rất nhiều trường hợp dùng rượu giả, rượu kém chất lượng, uống với liều lượng lớn, khiến thận hoạt động quá tải, dẫn đến hiện tượng suy thận cấp, tức chức năng của thận bị mất đột ngột, do lượng cồn trong máu tăng quá cao. Và nặng nhất chúng ta sẽ mất mạng chỉ vì một lần quá chén.

Uống rượu không chỉ gây ra những tác hại nghiêm trọng với người sử dụng mà nó còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong phạm vi gia đình, những nhà có người nghiện rượu thường xảy ra cãi cọ, đánh lộn, khi uống rượu không làm chủ được bản thân dẫn đến các hành vi ngược đãi các thành viên trong gia đình. Đồng thời đây cũng là hình ảnh xấu đối với trẻ nhỏ, khiến chúng không được sống và phát triển trong môi trường lành mạnh, sau này khi trưởng thành sẽ dễ lệch lạc về nhân cách. Đối với phạm vi xã hội, những người uống rượu làm ảnh hưởng, gây rối trật tự, an ninh xã hội, làm xáo trộn cuộc sống của những người xung quanh. Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ việc người say rượu tham gia giao thông gây tại nạn, dẫn đến cái chết thương tâm cho chính bản thân và những người khác.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, trên hình thức chỉ có một người uống rượu nhưng thực tế lại ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình và xã hội. Vậy cần phải làm gì để ngăn chặn vấn nạn nguy hiểm này? Chúng ta cần tẩy chay rượu, đặc biệt là các loại rượu giả, rượu kém chất lượng. Mỗi cá nhân khi sử dụng cần dùng với liều lượng thích hợp. Không lấy rượu để giải sầu, tìm đến những thú vui lành mạnh để lấy lại tâm trạng cân bằng cho bản thân như nghe nhạc, xem phim, đọc sách,… Tự mỗi cá nhân cần ý thức rõ tác hại nghiêm trọng của rượu với cơ thể để tránh xa loại độc dược này.

Rượu bia là con dao hai lưỡi, nó có thể làm hại người dùng bất cứ lúc nào. Bởi vậy, mỗi người sử dụng nên dùng chúng một cách hợp lí để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự an toàn cho những người xung quanh.

Bài tham khảo 4: Thuốc lá

Ba vấn nạn nguy hiểm nhất đối với con người chính là: ma túy, rượu bia và không thể không kể đến thuốc lá. Ngày nay thuốc lá ngày càng được sử dụng phổ biến, nó gây những tác hại hết sức nguy hại đến người sử dụng và những người xung quanh.

Thuốc lá là loại sản phẩm dùng lá của cây thuốc lá đã được thái thành từng sợi nhỏ, phơi khô và cuốn vào giấy, phía đầu có sử dụng đầu lọc, dùng để hút. Thuốc lá thường được nam giới sử dụng nhiều hơn là nữ giới, nhưng tỉ lệ này ngày càng có xu hướng cân bằng với nhau, điều đó cho thấy tỉ lệ người hút thuốc là ngày một tăng cao.

Tác hại của thuốc lá ai ai cũng biết rõ, và ngay cả trên bao bì sản phẩm cũng luôn đề rõ chữ : Thuốc lá có hại cho sức khỏe, vậy mà vẫn nhiều người lao vào hút bất chấp cảnh báo và những tác hại thuốc lá gây ra cho cơ thể. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất khác nhau, trong đó có hơn 200 loại gây hại cho sức khỏe người dùng như: nicotin, monoxit, cacbon, hắc in, benzen, asen,…

Hút thuốc lá gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Theo số liệu thống kê, trong vòng sáu mươi năm qua, lượng người mắc ung thư phổi tăng lên nhanh chóng, điều này cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết với sự gia tăng lượng người hút thuốc. Hút thuốc là là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Những người không hút thuốc kết hôn với người hút thuốc tỉ lệ chết về ung thư phổi tăng 20% so với những người không kết hôn với người hút thuốc.

Ngoài ra hút thuốc còn gây ra những bệnh ung thư khác ở như ung thư thực quan, thanh quản, ung thư miệng, vùng mũi, ung thư thận, bàng quang,… Chỉ một điếu thuốc nhỏ bé nhưng dẫn con người đến cửa nghĩa địa nhanh hơn bất cứ căn bệnh nào. Theo như thống kê của Sở Y tế Hà Nội, mỗi năm có đến hơn 40.000 ca tử vong do những bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, số người chết này gấp ba lần so với người bị tai nạn giao thông. Số liệu trên đã cho thấy sức mạnh tàn phá khủng khiếp đến mức nào của thuốc lá đến sức khỏe con người.

Hút thuốc nhiều còn gây ra những căn bệnh về tim mạch, mỗi ngày sử dụng một vài điếu thuốc đã khiến tỉ lệ mắc tim mạch tăng cao hơn so với những người khác. Những người hút thuốc lá có nồng độ các sản phẩm oxy hóa cao hơn bình thường, chúng làm giảm nồng độ cholesterol HDL – một yếu tố bảo vệ tim của cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương nội mạch, làm giảm lượng oxi trong máu, khiến cơn tim tăng nhanh, đồng thời còn tăng nguy cơ co thắt mạch vành. Đây là những chứng bệnh hết sức nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người dùng bất cứ lúc nào.

Đối với phụ nữ mang thai, khi hút thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Những phụ nữ hút nhiều thuốc lá, hoặc hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc ở xung quanh) dẫn đến nguy cơ thau nhi chết lưu, hoặc thai nhi chậm phát triển. Tỉ lệ sinh thành công thấp và con thường nhỏ, còi hơn so với những bé khác. Không chỉ vậy, thuốc lá còn tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh cho thai nhi, thai phụ hút mỗi ngày trên một bao sẽ khiến con bị dị tật bẩm sinh cao gấp 2,3 lần so với những người không hút thuốc. Nguy hại hơn, khói thuốc lá còn làm ảnh hưởng đến trí tuệ của thế hệ sau. Những đứa trẻ được sinh ra khi có cha, mẹ sử dụng nhiều thuốc lá thường có biểu hiện khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi, khả năng tập trung và học tập kém. Như vậy thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến mầm non tương lai của đất nước.

Không chỉ gây ra các căn bệnh nghiêm trọng, hút thuốc lá còn làm sụt giảm tài chính cá nhân. Nếu mỗi ngày hút một bao thuốc lá trị giá 15.000 đồng thì mỗi năm chúng ta có thể tiết kiệm hơn 10.000.000 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ. Và nếu tính trong cả cuộc đời bạn thì con số ấy lớn đến mức nào. Như vậy, thuốc lá đã tiêu tốn một số tiền lớn của người hút mà họ không hề hay biết.

Không chỉ ảnh hưởng đến người hút, mà thuốc lá còn ảnh hưởng đến cả những người không sử dụng thuốc lá – những người hút thụ động (ngửi khói thuốc lá từ xung quanh). Mặc dù không trực tiếp hút nhưng những người hít phải khó thuốc là cũng có nguy cơ mắc các chứng bệnh của người hút thuốc trực tiếp như : viên phế quản, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, rối loạn thai nghén, con bị dị tật,… Đối với trẻ em khi hít khói thuốc lá trong một thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng đột tử, triệu chứng hen, viên đường hô hấp cấp,…

Thuốc lá có tác động, tác hại rất lớn đối với cơ thể con người. Vậy mỗi cá nhân cần phải tìm ra những phương pháp để từ bỏ, cai nghiện thuốc lá. Đối với những người đang hút cần phải có ý chí, quyết tâm bỏ. Mỗi ngày một chút, chắc chắn bạn sẽ bỏ được. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để cải thiện, làm cho quá trình cai thuốc lá trở nên dễ chịu hơn. Bản thân mỗi người cần hiểu rõ tác hại mà thuốc lá gây ra với cơ thể con người và tránh xa vấn nạn nguy hiểm này.

Hút thuốc lá chưa bao giờ là có lợi cho cơ thể, nó không chỉ gây một loạt các căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong, ảnh hưởng tới tài chính mà còn gây tác hại đối với những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần phải chung tay để đầy lùi tệ nạn hút thuốc lá, bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe thế hệ tương lai.


3. Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Dài bài:

Mở bài: Giới thiệu kinh nghiệm học văn bằng sơ đồ tư duy.

Thân bài:

– Nguồn gốc và khái niệm sơ đồ tư duy.

– Kinh nghiệm học văn bằng sơ đồ tư duy:

+ Xác định rõ mục tiêu của sơ đồ định thực hiện (tóm tắt tác phẩm/hệ thống hóa kiến thức/…).

+ Nắm rõ yêu cầu của sơ đồ tư duy: ngắn gọn, sinh động, trọng tâm, không quá cầu kì.

+ Chuẩn bị: các loại bút (bút bi, bút chì, bút màu, bút nhớ…), giấy A4/vở vẽ/vở ghi….

+ Cách làm: nắm chắc tác phẩm/vùng kiến thức à hình dung khung kiến thức chính định sơ đồ hóa à chọn từ khóa và các hình ảnh đơn giản liên quan để làm nổi bật à vẽ sơ đồ (từ trung tâm, triển khai thành các nhánh lớn nhỏ tương ứng với ý chính, ý phụ…) à kết hợp kiến thức với tư duy và trí tưởng tượng, sáng tạo.

+ Sử dụng và lưu trữ sơ đồ tư duy: rèn tư duy phân tích và tổng hợp khi dùng sơ đồ tư duy, học theo ý chính, tránh lối học vẹt, lưu trữ các sơ đồ thành file hoặc vào một quyển vở vẽ tránh thất lạc.

– Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học văn (dễ thực hiện, dễ học, dễ nhớ, rèn tư duy tốt…).

Kết bài: Khẳng định vấn đề và mở rộng, liên hệ.

Bài tham khảo 1:

Ngữ văn – tên gọi hiện hành của môn văn trong nhà trương phổ thông hiện nay, là bộ môn đang gặp phải sự lo ngại trước tình trạng đa phần học sinh chán nản, không yêu thích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Phải chăng việc học văn không hứng thú là do chương trình quá nặng, phương pháp của thầy cô chưa đáp ứng được hay bởi sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội khiến học văn không còn cần thiết? Dù là lý do gì thì trước hết vẫn xuất phát từ người học. Người học chưa tự yêu thích hoặc chưa coi học văn có ý nghĩa giá trị quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài cuộc sống. Bởi vậy, phương pháp học văn sẽ là khâu trọng yếu giúp học tốt môn này. Và phương pháp học văn theo lối tư duy sau đây sẽ gợi ý giúp các bạn.

Nhắc tới học tập theo phương pháp tư duy, nhiều người nghĩ nó phù hợp với lối học của các môn tự nhiên hơn. Nhưng không phải, đây là kinh nghiệm học tập phù hợp với tất cả các bộ môn khoa học. Riêng với môn văn hiện nay, là một môn rất quan trọng, nhiều bạn học sinh quan tâm vì đó là môn sẽ có mặt trong tất cả các kỳ thi. Bởi vậy việc học, làm văn theo lối tư duy rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cho cả đối tượng học sinh yêu thích môn văn và học sinh chỉ học văn theo đáp ứng bộ môn.

Vậy học văn, làm văn theo lối tư duy là như thế nào? Là cách học theo hệ thống logic rõ ràng, mạch lạc vừa giúp ghi nhớ kiến thức vừa giúp suy luận. Môn văn là bộ môn khoa học xã hội, khối lượng kiến thức khá nhiều, việc học theo lối tư duy vô cùng phù hợp, giúp người học văn không cần phải “học thuộc lòng” như nhiều người vẫn nghĩ mà vẫn ghi nhớ và đảm bảo được kiến thức của bộ môn này.

Đầu tiên, sử dụng tư duy để xây dựng hệ thống kiến thức cho nội dung bài học. Hiện nay kiến thức môn văn chia làm hai phần là đọc hiểu và tạo lập văn bản. Kiến thức của phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt và làm văn. Hầu hết là các khái niệm, các tính chất, đặc điểm đã có sẵn. Vậy chỉ cần phân loại, hệ thống. Ví dụ như phần Tiếng Việt có thể chia thành các đơn vị kiến thức về phong cách ngôn ngữ chức năng, các biện pháp tu từ,… Còn Làm văn, có các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt,…

Đối với tạo lập văn bản, chủ yếu kiến thức là ở các tác phẩm văn học. Ở nội dung này chú ý đến hai phần là kiến thức chung về tác giả, tác phẩm và kiến thức trọng tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn như muốn hệ thống kiến thức về tác giả, để tạo nên cái nhìn tổng quát, so sánh, chúng ta chỉ cần tổng hợp trên hai phương diện là vị trí và đặc điểm sáng tác PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả đó. Ví dụ về tác giả Phạm Ngũ Lão (ở bài thơ Tỏ lòng), vị trí của ông là một vị danh tướng tài giỏi của nhà Trần, cũng là một nhà thơ của dân tộc; đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là lòng yêu nước, mang âm hưởng hào hùng, đậm chất hào khí Đông A. Tương tự các tác giả khác cũng làm như vậy. Còn đối với kiến thức trọng tâm ở mỗi tác phẩm, cần hệ thống theo ý. Việc tạo ý sẽ giúp chúng ta nhìn thấy bao quát toàn bộ nội dung vừa là căn cứ để ghi nhớ và suy luận. Chẳng hạn ở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, có hai nội dung lớn là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Trong vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có thể hệ thống ba ý là: Bút pháp nghệ thuật: miêu tả, cảm nhận qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái, vị trí; Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: sống động, rực rỡ, căng tràn, bao quát và rất gần gũi, đậm chất làng quê; Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Cách hệ thống đơn giản mà vẫn giúp học sinh móc nối, liên kết các kiến thức.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau khi học văn theo cách này. Đó là phải đảm bảo các kiến thức hệ thống phải chuẩn xác. Thứ hai, Khi xác lập đơn vị kiến thức cần hệ thống, phải lựa chọn từ khóa, sao cho ngắn gọn, súc tích mà vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung tinh thần của tác phẩm. Thứ ba, cách ghi chép, trình bày phải khoa học, dễ nhớ thì nội dung hệ thống mới phát huy tác dụng. Chúng ta có thể sử dụng bảng biểu, sơ đồ tư duy, các hình vẽ,… để thể hiện cách hệ thống. Chẳng hạn hệ thống về tất cả các tác giả văn học có thể dùng bảng biểu gồm: tên tác giả, tác phẩm, vị trí của tác giả, đặc điểm sáng tác. Sau đó sắp xếp theo thứ tự, chúng ta sẽ có một bảng hệ thống tất cả các tác giả, chỉ cần gạch chân những từ khóa đối với mỗi tác giả, sẽ rất dễ nhớ và thậm chí so sánh cũng không khó. Hay sơ đồ tư duy là một trong những cách trình bày hỗ trợ rất tích cực trong phương pháp học văn theo lối tư duy. Từ những kiến thức tác phẩm văn học đã được hệ thống theo cách trình bày thông thường, thay vào đó là sơ đồ tư duy với nhiều màu sắc và các cách kí hiệu sẽ dễ dàng giúp cho người học văn nhớ được kiến thức. Việc tự vẽ sơ đồ tư duy cũng sẽ tạo hứng thú cho việc học văn và ghi nhớ một cách không nhàm chán những kiến thức dài của môn học này.

Có thể thấy, việc học văn theo tư duy không hề phức tạp. Cách làm chỉ giúp người học nhận ra tính chất khoa học của bộ môn. Ngoài việc chiếm lĩnh được, kiến thức khi được trình bày theo hệ thống logic sẽ giúp người học tự khai thác khả năng suy luận. Thậm chí khi nhìn vào hệ thống đó, có thể tập học cách diễn giải mà không cần phải có đầy đủ, chi tiết. Việc hệ thống kiến thức theo tư duy cũng sẽ giúp người học văn hình thành cách viết văn theo lối tư duy. Khi có kiến thức trong tay, theo một hệ thống nhất định sẽ rèn cho người viết văn không còn ngẫu hứng, tùy tiện. Trước khi viết bài cũng cần phải có sự tính toán, sắp xếp và khai thác kiến thức sao cho phù hợp, đúng và trúng vấn đề nhất.

Lợi ích của việc học theo lối tư duy không chỉ phù hợp và có hiệu quả đối với môn văn. Nhưng với đặc thù là một môn xã hội, khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng, phương pháp học này rất bổ ích và có lợi cho học sinh. Nếu bạn chỉ là học sinh trung bình khá, cách học này giúp bạn không bị hổng kiến thức, còn nếu bạn là học sinh giỏi sẽ là cơ hội để bạn phát huy năng lực cảm thụ, phân tích, suy luận trong văn chương. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, việc trình bày, giới thiệu về phương pháp này vẫn còn rất sơ lược. Tuy nhiên sẽ phần nào giúp các bạn học tốt và yêu thích môn văn hơn.

Bài tham khảo 2:

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – thời kì mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng đc mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trí đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.

Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề …

Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác… Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày” (Ph.Angghen ). Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới.

Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm đc diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.

Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong… Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy .

Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu.”

Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì ko có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đoc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà và dễ bị mắc lỗi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn.

Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ – VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện.

Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây… và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.

Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.

Nhìn chung, để học văn đạt hịêu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình.

Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.

Bài tham khảo 3:

Hiện nay, hiện tượng sợ học văn ngày càng trở nên phổ biến ở các bạn học sinh. Nhưng thực tế học văn không đáng sợ như vậy. Khi tìm được phương pháp học văn đúng đắn, chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú bộ môn này. Sau đây tôi xin chia sẻ cách học văn bằng sơ đồ tư duy.

Học bằng sơ đồ đang là phương pháp học tập phổ biến, hiện đại và được áp dụng ở rất nhiều môn học khác nhau. Đây là cách học nhanh chóng, dễ dàng nhưng đem lại hiệu quả cao. Môn Văn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các bạn đừng nghĩ rằng môn văn hoa mĩ, lắm ý, nhiều lời thì không thể biến chúng thành các sơ đồ tư duy đơn giản dễ hiểu. Việc này hoàn toàn có thể làm được nếu các bạn có phương pháp học để tạo sơ đồ tư duy chính xác.

Trước hết, để tạo được sơ đồ tư duy các bạn cần phải nắm chắc kiến thức tác phẩm. Đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất để có thể hình thành được sơ đồ tư duy. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi bạn không nắm chắc kiến thức bắt tay vào lập sơ đồ sẽ lúng túng, không biết nên chia các phần ra sao, khi tạo xong sẽ thiếu phần này, phần kia. Vậy là sơ đồ tư duy đã thất bại ngay từ khâu đầu tiên. Nắm chắc kiến thức tác phẩm bằng cách mỗi văn bản các bạn nên đọc ba lần: lần một nắm được tinh thần chung của tác phẩm; lần hai nắm được nội dung, phân chia bố cục, ý chính; lần ba cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản. Các bạn nhớ nhé, chúng ta có thể tận dụng phần bài giảng của giáo viên trên lớp, kết hợp với việc đọc của bản thân để phân chia ý hợp lý.

Sau khi đã nắm được tinh thần bài học, nội dung chính của tác phẩm chúng ta hãy cùng bắt tay vào tạo sơ đồ duy. Bước đầu tiên xác định các từ khóa. Từ khóa là những từ chủ chốt, thâu tóm được nội dung chính. Vậy làm cách nào để chúng ta xác định đúng từ khóa trong nội dung văn bản. Các bạn hãy đọc kĩ văn bản, lọc từ ngữ chủ chốt, không thể thiếu trong đoạn văn, văn bản đó. Đây là bước vô cùng quan trọng, chỉ khi xác định đúng từ khóa thì các phần tiếp theo mới có thể triển khai hoàn hảo được. Chúng ta cần tự tạo lập thói quen tìm và ghi nhớ từ khóa của mỗi bài. Bởi từ khóa sẽ theo chúng ta trong suốt quá trình tạo lập sơ đồ tư duy.

Bước thứ hai, hãy lấy một tờ giấy lớn, bút màu, thật nhiều màu nhé, bởi sau khi chúng ta hoàn thành sơ đồ các bạn sẽ tạo ra một bức tranh vô cùng thú vị và đặc biệt đấy. Các bạn hãy vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy trắng, bạn có thể lấy một chiếc bút màu nổi bật nhất mà bạn yêu thích để tô màu cho chủ đề trung tâm. Làm như vậy sẽ giúp các bạn dễ chú ý và nhìn nhận vấn đề nhanh chóng hơn. Các bạn lưu ý nên sử dụng giấy trắng không dòng kẻ và xoay ngang chúng ra nhé. Không có những dòng kẻ làm chúng ta phân tâm, cản trở tư duy, giấy ngang còn giúp các bạn thỏa sức sáng tạo nữa.

Xong bước thứ ba, bạn hãy tiếp tục dùng chiếc bút màu mực khác vẽ thêm các tiêu đề phụ cấp độ một. Các tiêu đề phụ này các bạn nên vẽ cách những khoảng trống bằng nhau, và kết nối với chủ đề trung tâm bằng một đường kẻ, để làm nổi bật các bạn cũng có thể ghi bằng các chữ in hoa nhé.

Sau khi đã xác định được các ý chính chúng ta sẽ triển khai các ý con của mỗi tiêu đề đó, mà thường vẫn được gọi là các nhánh cấp 2, cấp 3,… hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào nội dung bài học ngắn hay dài của các bạn. Các bạn cũng cần lưu ý, ở các nhánh này cũng chỉ nên để các từ khóa, tránh làm sơ đồ trở nên rối rắm, khó hiểu. Màu sắc của nhánh cấp 2, cấp 3,… nên để cùng màu với nhánh cấp 1, như vậy các bạn vừa tiện theo dõi, vừa khiến bức tranh không bị loạn bởi các màu sắc.

Vậy là chúng ta đã gần hoàn thành bức tranh sơ đồ tư duy. Bước cuối cùng để làm bức tranh đó thêm phần sinh động, hãy vận dụng sự khéo léo, tài năng hội họa của mình vẽ những hình thù ngộ nghĩnh khác nhau vào bức tranh đó. Những hình ảnh đó giúp bạn tiếp thu bài nhanh hơn, bởi cơ chế hoạt động của não bao giờ cũng hướng đến tiếp thu nhanh các hình ảnh.

Tạo lập sơ đồ tư duy không hề khó. Nếu lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chỉ cần làm hai ba lần là các bạn đã thuần thục trong các thao tác để tạo lập sơ đồ. Trung bình mất khoảng bốn lăm phút cho mỗi sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, thời gian có thể dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào độ dài và độ khó của bài học. Mặc dù phải bỏ thời gian và công sức nhưng cách học này lại hiệu quả hơn rất nhiều. Kiến thức được tiếp thu dễ dàng, giúp các bạn rèn luyện tư duy, đồng thời trong quá trình tạo sơ đồ các bạn còn được thể hiện tài năng hội họa của mình, đó cũng là một cách giải trí hữu hiệu.

Không có gì khó, chỉ là bạn dành bao nhiêu thời gian, công sức cho nó mà thôi. Khi bạn có quyết tâm và ý thức học tập thì không chỉ môn Văn mà bất cứ môn học nào khác cũng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Học văn bằng sơ đồ tư duy là một trong rất nhiều phương pháp học tập hiện đại. Hãy áp dụng để thấy được những kết quả ngoài mong đợi nhé.


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Viết bài làm văn số 4 Ngữ văn 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com