Soạn bài Ca dao hài hước sgk Ngữ văn 10 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Ca dao hài hước sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


CA DAO HÀI HƯỚC

VĂN BẢN

1. Cưới nàng, anh toan dẫn (1) voi,
Anh sợ quốc cấm (2), nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
– Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách (4) lợn, thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ tím, củ hà (5),
Để cho con lợn, con gà nó ăn…

2. Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.

3. Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

4. Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o …
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà.
Chông yêu chông bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!

(Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Sđd)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Ca dao hài hước sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:


HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Nội dung chính:

Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tư cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.


1. Câu 1 trang 91 Ngữ văn 10 tập 1

Bài 1: Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩ nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết:

– Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh (chị) hãy nên cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo. (Đây là tiếng cười về điều gì, cười ai? Tiếng cười đó có ý nghĩa như thế nào?)

– Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Trả lời:

– Việc dẫn cưới và thách cưới kì lạ, khác thường:

+ Cưới xin là việc trọng đại, lễ vật dẫn cưới và thách cưới thường sang trọng, đầy đủ, đúng lễ nghi, đúng phong tục.

+ Trong bài ca dao, anh dẫn cưới bằng con chuột béo còn nàng thách cưới một nhà khoai lang.

Lễ vật dẫn cưới và thách cưới kì lạ và buồn cười ⇒Đó đều là những vật quá đỗi tầm thường, bé nhỏ, giá trị ít ỏi, không xứng với đám cưới theo lẽ thường.

– Cách nói của chàng trai và cô gái:

+ Cách nói của chàng trai: khoa trương, phóng đại; cách nói đối lập (dẫn voi – sợ quốc cấm, dẫn trâu – sợ họ nhà gái máu hàn, dẫn bò – sợ họ nhà nàng co gân), lối nói đùa hài hước (Miễn là có thú bốn chân/Dẫn con chuột béo mời dân mời làng).

+ Cách nói của cô gái: lời thách cưới vô tư, vui vẻ (Nhà em thách cưới một nhà khoai lang), cách nói đối lập (lợn già – khoai lang).

+ Cả hai đếu sử dụng lối nói giảm dần: voi – trâu – bò – chuột (trong lời chàng trai), củ to – củ nhỏ – củ mẻ – củ rím, củ hà (trong lời cô gái).

⇒ Đây là tiếng cười tự trào của người lao động bình dân. Họ tự cười mình trong cảnh nghèo, điều đó thể hiện lòng yêu đời, tinh thần lạc quan, bản lĩnh sống và quan niệm sống coi trọng nghĩa tình hơn của cải ở họ.


2. Câu 2 trang 91 Ngữ văn 10 tập 1

Các bài 2, 3, 4: Tiếng cười trong ba bài ca dao nay có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.

Trả lời:

Bài ca dao Đối tượng cười Nghệ thuật gây cười Mục đích cười Thái độ
Bài 2 Loại đàn ông yếu đuối, không đáng nên trai Cách nói phóng đại và đối lập giúp dựng lên bức tranh châm biếm hài hước Tiếng cười trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải Nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục, nhắc nhở
Bài 3 Loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn Mượn lời người vợ than thở về chồng, cách nói đối lập.
Bài 4 Loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên Cách nói phóng đại và trí tưởng tượng phong phú giúp dựng lên bức tranh hư cấu hài hước.

3. Câu 3 trang 91 Ngữ văn 10 tập 1

Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước?

Trả lời:

 Lối nói phóng đại, khoa trương và tương phản đối lập.

 Sử dụng các chi tiết hài hước và kết cấu bất ngờ, thú vị.

 Dùng ngôn ngữ đời thường mà chứa hàm ý sâu xa.

 Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.


LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 92 Ngữ văn 10 tập 1

Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười từ trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?

Trả lời:

– “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh. cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, tỏ ra vui và thích thú trong lời thách cưới.

⇒ Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động. Nó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn, sự vô tư, hồn nhiên và niềm lạc quan yêu đời của họ ngay trong cảnh nghèo nàn.


2. Câu 2 trang 92 Ngữ văn 10 tập 1

Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, le la ăn quà, nghiện ngập rượu chè; tệ nạng tảo hôn, đa thê, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy địa lí, thầy phù thuỷ trong xã hội cũ.

Trả lời:

Tham khảo một số bài ca dao hài hước phê phán dưới đây:

– Lấy chồng cho đỡ nắng mưa
Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

– Gái sao chồng đánh chẳng chừa
Đi chợ vẫn giữ cùi dừa bánh đa.

– Bực mình chẳng muốn nói ra
Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời

– Anh đừng chê thiếp xấu xa,
Bởi chưng bác mẹ sinh ra thế này.
Anh ham xóc đĩa cò quay,
Máu mê cờ bạc, lại hay rượu chè.

– Lấy chồng từ thuở mời lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi.

– Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng

– Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.


CÁC BÀI VĂN HAY


Bài trước:

Bài tiếp theo:


Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Ca dao hài hước sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com